NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN
2.5.2. Đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án dựa trên thực trạng tiếp cận công lý của người dân và bảo đảm các quyền con
dựa trên thực trạng tiếp cận công lý của người dân và bảo đảm các quyền con người trên thực tế
Tiêu chí đánh giá này dựa trên cơ sở phân tích các số liệu khảo sát, thống kê xã hội học về thực trạng tiếp cận công lý của ngƣời dân và việc bảo đảm các quyền của ngƣời dân trên thực tế để đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.
Hiện nay, Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã xây dựng và tiến hành khảo sát chỉ số công lý - một công cụ định lƣợng để chuyển tải ý kiến và
đánh giá của ngƣời dân về hiệu quả hoạt động của các thiết chế công trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của ngƣời dân trên thực tế, dựa trên kinh nghiệm quốc tế về đo lƣờng công lý, pháp quyền, quản trị quốc gia, đồng thời đƣợc thiết kế phù hợp với bối cảnh phát triển, đặc thù của hệ thống tƣ pháp Việt Nam và ý niệm của ngƣời dân về công lý [10]. Chỉ số công lý thể hiện trên những số liệu khảo sát về các nội dung: Khả năng tiếp cận; công bằng; liêm chính; tin cậy và hiệu quả; bảo đảm các quyền cơ bản. Chỉ số công lý đƣợc khảo sát trên phạm vi rộng lớn và bảo đảm tính khách quan, ngẫu nhiên với các thành phần xã hội khác nhau. Kết quả khảo sát thu đƣợc tƣơng đối đáng tin cậy có thể tham khảo trong việc đánh giá hiệu quả bảo đảm công lý, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.
Tuy nhiên, ngoài các số liệu khảo sát chỉ số công lý của UNDP, cũng có thể kết hợp với phƣơng pháp thống kê xã hội học và các số liệu khảo sát khác của thiết chế nhà nƣớc để tăng thêm mức độ chính xác trong việc đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án qua ý kiến của ngƣời dân. Do vậy, tiêu chí này tập trung chủ yếu vào hai nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng tiếp cận công lý của ngƣời dân: Đây đƣợc coi là thƣớc đo bảo đảm công bằng và bình đẳng của mọi ngƣời dân trong một xã hội. Số liệu khảo sát cho biết khả năng tiếp cận các dịch vụ tƣ pháp của ngƣời dân; mức độ tin cậy của ngƣời dân đối với Tòa án trong việc bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con ngƣời; lý do ngƣời dân lựa chọn cách thức bảo vệ quyền của mình;
- Đánh giá thực trạng bảo đảm các quyền cơ bản: mức độ hiểu biết các quyền, hiểu biết về các cơ chế bảo vệ quyền và mức độ vi phạm các quyền trên thực tế của ngƣời dân. Điều đó thể hiện vai trò quan trọng của Tòa án trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức công lý cho ngƣời dân. Nếu Tòa án làm tốt vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời thì không chỉ nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ các quyền của mình, mà còn ngăn ngừa việc vi phạm quyền của ngƣời khác trên thực tế. Tòa án góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo môi trƣờng phát triển lành mạnh, an toàn cho ngƣời dân. Hiệu quả hoạt động của Tòa án thể hiện hiệu quả hoạt động của cả bộ máy quyền lực nhà nƣớc trong việc bảo đảm công lý cho ngƣời dân. Ngƣợc lại, Tòa án không làm tốt vai trò của mình, kỷ cƣơng, pháp chế không nghiêm, quyền của ngƣời dân không đƣợc đảm bảo trên thực tế, ngƣời dân mất lòng tin vào Tòa án, tình trạng phạm pháp gia tăng...
2.5.3. Đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án
dựa trên các quy định của pháp luật
Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Việc Tòa án có đủ thẩm quyền và sức mạnh để đảm
đƣơng đƣợc sứ mệnh này hay không còn phụ thuộc vào việc ghi nhận của pháp luật. Đánh giá về tiêu chí này, cần xem xét quy định của pháp luật đối với Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trên các phƣơng diện sau:
- Mức độ pháp luật công nhận vị trí, vai trò của quyền lực tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc (góc độ phân phối quyền lực nhà nƣớc) đối với việc bảo đảm quyền con ngƣời;
- Mức độ thống nhất của pháp luật trong việc bảo đảm vị trí, vai trò trung tâm của Tòa án trong hoạt động tƣ pháp;
- Mức độ ghi nhận đầy đủ và toàn diện của pháp luật về thẩm quyền xét xử hành vi vi phạm quyền con ngƣời và đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử của Tòa án.
Từ đó, đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án cao hay thấp thông qua kết quả đạt đƣợc trong thực tế do các quy định pháp luật tác động; quy định pháp luật chƣa đầy đủ hay quy định pháp luật không đƣợc thực hiện, hoặc quy định pháp luật đã đƣợc ban hành và thực hiện nhƣng không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội...
2.5.4. Đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án
dựa trên kết quả đạt được trong thực tế giải quyết các vụ án
Kết quả đạt đƣợc trên thực tế của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án là một đại lƣợng, một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Trong số các kết quả hoạt động của Tòa án, có kết quả tích cực, có hậu quả tiêu cực, càng hạn chế đƣợc hậu quả tiêu cực càng nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời.
Kết quả hoạt động của Tòa án dựa trên các chỉ báo là các số liệu thống kê về thực trạng hoạt động của Tòa án, chẳng hạn:
- Tổng số các vụ án đã đƣợc giải quyết trong một thời hạn nhất định, ở một địa bàn nhất định;
- Tỷ lệ các vụ án đƣợc giải quyết đúng thời hạn luật quy định trên tổng số vụ án đã đƣợc giải quyết;
- Tỷ lệ các vụ án đã đƣợc giải quyết có oan, sai trong các giai đoạn tố tụng và trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án của Tòa án trên tổng số các vụ án đã đƣợc giải quyết.
Ngoài ra, có thể dựa vào các chỉ báo khác nhƣ: số lƣợng các vi phạm quyền tố tụng của công dân, số lƣợng vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân...
Tổng hợp các kết quả đạt đƣợc trên thực tế của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đem đối chiếu với mục đích của quy định pháp luật đối với Tòa án sẽ xác định đƣợc hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tòa án đƣợc coi là "chốt chặn" cuối cùng trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Tòa án đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền con ngƣời trong các hoạt động của mình, trong đó hoạt động xét xử là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động này, Tòa án không chỉ đảm bảo thực hiện quyền của ngƣời bị hại, trả lại công lý, công bằng cho họ nhằm bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, mà còn đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời đối với phía ngƣời bị buộc tội và những ngƣời tham gia tố tụng khác tại tất cả các giai đoạn tố tụng. Mặc dù họ là những ngƣời đang bị cáo buộc phạm tội, có thể gây nguy hiểm cho xã hội thì quyền con ngƣời của họ vẫn phải đƣợc đảm bảo thực hiện, tôn trọng và bảo vệ. Đây chính là điểm khác biệt trong một xã hội dân chủ văn minh so với xã hội khác, nơi mà ngƣời ta lấy việc tra tấn tàn bạo, đối xử vô nhân đạo với ngƣời bị tình nghi phạm tội, tù nhân nhƣ là phƣơng pháp để thu thập chứng cứ, hay trừng trị tội phạm. Bên cạnh hoạt động chủ đạo này, Tòa án đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua các hoạt động khác nhƣ hoạt động giám sát (giám đốc xét xử theo thủ tục tố tụng, giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế, ngăn chặn nhƣ bắt, tạm giam, tạm giữ, khám xét, thi hành án...); hoạt động bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; hoạt động giải thích pháp luật, xây dựng án lệ; hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự nhƣ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, tuyên bố một ngƣời đã mất tích, đã chết, xác nhận tình trạng năng lực hành vi.
Trong nhà nƣớc pháp quyền, không ai, không một tổ chức nào có quyền đứng trên Hiến pháp và pháp luật. Mỗi nhánh quyền lực có thế mạnh riêng nhƣng không nhánh quyền lực nào đƣợc vƣợt quá giới hạn của Hiến pháp và pháp luật. Mọi chủ thể, kể cả lập pháp và hành pháp đều có thể vi phạm Hiến pháp, lạm dụng quyền lực, vì thế đều cần có sự phán xử của tƣ pháp. Tƣ pháp vi phạm cũng bị xét xử bởi chính tƣ pháp theo quy định trình tự tố tụng. Nhà nƣớc giao cho Tòa án - chủ thể duy nhất thực hiện quyền tƣ pháp, là giao cho Tòa án trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, có quyền năng chống lại bất cứ chủ thể vi phạm nào, là trao cho dân chúng một cái khiên đỡ cuối cùng của tự do. Trong trƣờng hợp quyền con ngƣời bị vi phạm, xâm hại thì kể từ khi ngƣời bị xâm hại đó bắt đầu nại ra Tòa, Tòa án phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ cho đến khi quyền đó đƣợc khắc phục/khôi phục lại trong thực tiễn. Niềm tin vào công lý của ngƣời dân chính là ở chỗ đó, rằng cho dù quy tắc pháp lý nào đó còn chƣa đúng đắn, dù hành vi công quyền nào đó còn bị lạm dụng, dù quá trình tố tụng nào đó còn sai phạm nhƣng ngƣời dân vẫn tin
ở cánh cửa cuối cùng của con đƣờng công lý, Tòa án chính là tấm barie ngăn chặn, sửa chữa lại những sai sót, loại bỏ sự không công bằng ra khỏi công bằng, trả lại công lý cho họ. Có thể khẳng định Tòa án là thiết chế có khả năng nhất trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Tuy nhiên, Tòa án chỉ thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó khi là thiết chế đƣợc bảo đảm hoàn toàn về tính độc lập, vô tƣ, khách quan: độc lập trong cơ chế phân quyền và độc lập trong hoạt động xét xử; hoạt động tài phán phải đƣợc thực hiện theo một trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, nghiêm ngặt, quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân phải đƣợc đảm bảo...
Tóm lại, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án là rất cần thiết và có ý nghĩa làm nền tảng, cơ sở lý luận cho việc tiếp tục nghiên cứu về cơ sở pháp lý và hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3