Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 112)

NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3. Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay

ở nƣớc ta hiện nay

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời nhƣ đã phân tích tại chƣơng 2, thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của TAND ở nƣớc ta hiện nay cũng sẽ đƣợc phân tích dựa trên các tiêu chí: nhận thức của xã hội về vấn đề đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án; thực trạng tiếp cận công lý của ngƣời dân và bảo đảm quyền của ngƣời dân trên thực tế; quy định của pháp luật về vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án và kết quả đạt đƣợc trong thực tế giải quyết các vụ án của TAND. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí này sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay.

3.3.1. Hiệu quả đảm bảo thực hiệnquyền con người của Tòa án nhân dân

ở nước ta hiện nay thể hiện qua nhận thức của xã hội

Đánh giá nhận thức của xã hội về hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án là một trong những tiêu chí để nhận biết về thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, cách đánh giá này cũng có thể chƣa phản ánh đầy đủ hết hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trên thực tế, vì kết quả khảo sát có thể bị ảnh hƣởng bởi nhận thức chủ quan của ngƣời đƣợc khảo sát. Nhƣng đây cũng đƣợc coi là một kênh đánh giá để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay dƣới nhiều góc độ. Nhận thức của xã hội và hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án thƣờng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, chẳng hạn nhận thức của xã hội vừa phản ánh hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trên thực tế, vừa trở thành yếu tố ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Ví dụ, nếu xã hội đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án cao thì sẽ tin tƣởng và lựa chọn Tòa án trong việc tìm kiếm công lý, nhờ đó các quyền con ngƣời sẽ đƣợc bảo đảm tốt hơn, ngƣợc lại xã hội đánh giá thấp hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án thì ngƣời dân sẽ không tìm đến Tòa án để yều cầu bảo vệ quyền con ngƣời nữa, quyền con ngƣời vì thế cũng không đƣợc bảo đảm hiệu quả trong thực tế.

Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có thể đƣợc thể hiện trực tiếp thông qua giải quyết các vụ án cụ thể nhƣng cũng có thể đƣợc thể hiện gián tiếp thông qua hoạt động tác động đến nhận thức của xã hội, nhờ đó quyền

con ngƣời đƣợc bảo đảm, tôn trọng, thực hiện tốt hơn trong thực tế, ngăn ngừa các hành vi vi phạm quyền con ngƣời từ mọi chủ thể trong xã hội. Vậy, dƣới góc độ tiếp cận này, xã hội đánh giá nhƣ thế nào về hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay?

Qua các số liệu khảo sát do Đoàn khảo sát, Văn phòng Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp trung ƣơng thực hiện năm 2016 trong hai nhóm đối tƣợng gồm khối công chức nhà nƣớc đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan đến công tác cải cách tƣ pháp hiện nay và tầng lớp nhân dân, khảo sát nhận thức về quyền tƣ pháp, việc thực hiện quyền tƣ pháp, cơ quan tƣ pháp, cán bộ tƣ pháp, có thể thấy xã hội đang có cái nhìn tích cực và tin tƣởng vào vai trò, hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án [80].

Đa số ngƣời đƣợc khảo sát đều cho rằng nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án chiếm vị trí quan trọng nhất trong các hoạt động tƣ pháp (50,2% khối công chức cho rằng nhiệm vụ bảo vệ công lý là nhiệm vụ quan trọng nhất, rồi mới đến nhiệm vụ bảo vệ chế độ nhà nƣớc (43,9%), hoạt động xét xử cũng đƣợc đánh giá là hoạt động có vị trí quan trọng nhất trong giải quyết một vụ án (chiếm 54,3%); đối với ngƣời dân, khi quyền con ngƣời, quyền công dân bị xâm phạm hoặc có tranh chấp dân sự, đa số họ đều mong muốn tìm đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết (chiếm 92,2%), trong đó, gần 60% cho rằng họ sẽ chọn Tòa án nhân dân để giải quyết).

Đánh giá về chất lƣợng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong thời gian qua, phần lớn khối công chức đƣợc khảo sát cho rằng chất lƣợng đã đạt yêu cầu (chiếm 60,8%), thậm chí là tốt (chiếm 9,5%).Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ngƣời cho rằng chất lƣợng vẫn chƣa đạt yêu cầu (chiếm 26,7%). Trong khi đó, khảo sát trong nhân dân lại cho thấy chỉ có 3,1% cho rằng hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân còn yếu kém; 12,6% cho là chỉ ở mức trung bình; 13,1% không biết về hiệu quả hoạt động của Tòa án, còn lại đều cho rằng hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân là khá (36,6%) và tốt (34,6%).

Về tính công khai, minh bạch của hoạt động Tòa án, nhiều ngƣời cho rằng đã đạt hiệu quả tƣơng đối tốt (tốt: 47,1%; Trung bình: 43,9%; chƣa đạt: 9%), đặc biệt là công khai, dân chủ trong xét xử đƣợc bảo đảm (43%) hoặc bảo đảm một phần (44,7%).

Đa số ngƣời dân cũng đánh giá cao về tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ Tòa án nhân dân (tốt (45,5%); trung bình (46,4%)).

Trong khi đó, khối công chức cho rằng công tác lãnh đạo của Đảng với công tác tƣ pháp đã đạt yêu cầu (59%), thậm chí tốt (21,5%). Tuy nhiên, họ vẫn kiến nghị

cơ quan cần phải có nhiều vấn đề đổi mới nhất trong công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay là Tòa án nhân dân (40,5%) và Cơ quan điều tra (38,6%).

Từ những số liệu khảo sát trên, có thể nhận định xã hội đánh giá khá cao vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, theo họ, mức độ (hiệu quả) đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân mới chỉ ở mức trung bình hoặc trên trung bình, đạt yêu cầu chứ chƣa hoàn toàn tốt nhƣ mong muốn, kỳ vọng của ngƣời dân.

Ngay cả Đảng và Nhà nƣớc ta, tuy đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách tƣ pháp trong thời gian qua theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020”, nhƣng cũng nghiêm túc nhìn nhận việc triển khai một số nhiệm vụ cải cách tƣ pháp còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan sai, tồn đọng án, vi phạm nhân quyền trong hoạt động tƣ pháp... Theo báo cáo của ngành Tòa án, từ năm 2010-2012, đã phát hiện, xử lý 92 trƣờng hợp là cán bộ Tòa án có hành vi vi phạm hoạt động tƣ pháp, trong đó 20 trƣờng hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự [64]. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, đã xử lý 30 cán bộ, công chức Tòa án nhân dân địa phƣơng và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 04 trƣờng hợp vi phạm hoạt động tƣ pháp [65]. Trong công tác thi hành án dân sự, chỉ tính trong 07 tháng đầu năm 2014, đã có 87 cán bộ thi hành án dân sự bị kỷ luật, tăng 43 trƣờng hợp so với cùng kỳ năm trƣớc [112].

Nguyên nhân khiến xã hội đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân hiện nay chƣa cao lắm trƣớc hết do trên thực tế, tình trạng tiêu cực (tham nhũng) trong hoạt động tƣ pháp vẫn rất nghiêm trọng, còn nhiều vụ án oan, sai, vi phạm nhân quyền gây ra bởi những ngƣời tiến hành tố tụng... nhƣng cũng có thể do định kiến của ngƣời dân về quan niệm “vô phúc đáo tụng đình”, tâm lý ngại kiện tụng, thiếu sự trợ giúp pháp lý, vẫn còn nhiều ngƣời thiếu sự hiểu biết về vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án... Tuy nhiên, dù kết quả đánh giá này còn phần nào mang cảm tính nhƣng với nhận thức nhƣ vậy, có thể thấy các quyền con ngƣời vẫn chƣa thật sự đƣợc đảm bảo tốt nhất trên thực tế.

3.3.2. Hiệu quả đảm bảo thực hiệnquyền con người của Tòa án nhân dân

ở nước ta hiện nay thể hiện qua thực trạng tiếp cận công lý và bảo đảm quyền của người dân trên thực tế

Mặc dù hiện nay xã hội đánh giá khá cao vai trò, nhiệm vụ đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, nhƣng điều đó không đồng nghĩa với việc Tòa án

là thiết chế đƣợc ngƣời dân ƣu tiên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp, đảm bảo các quyền lợi bị vi phạm. Nếu coi Tòa án là thiết chế có khả năng nhất trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời nhƣng ngƣời dân lại không lựa chọn hoặc không biết cách tiếp cận để yêu cầu đảm bảo quyền lợi của mình, thì điều đó chứng tỏ hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án chƣa cao. Thực trạng tiếp cận công lý đƣợc coi là thƣớc đo bảo đảm công bằng, bình đẳng của mọi ngƣời dân trong một xã hội, đồng thời cũng là góc độ phản ánh hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay. Sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận công lý có thể đƣợc tạo ra từ tâm lý truyền thống của ngƣời dân (ngại kiện tụng) nhƣng cũng không thể phủ nhận rằng tính hiệu quả của các thiết chế công quyền (bao gồm Tòa án) trong việc bảo đảm quyền con ngƣời còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời dân.

Kết quả khảo sát thực trạng công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của ngƣời dân do Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện năm 2012 trên 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam và kết quả khảo sát đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc "Quyền Tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tƣ pháp Trung ƣơng thực hiện năm 2016 cho thấy thực trạng tiếp cận công lý và bảo vệ các quyền cơ bản của ngƣời dân cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của các thiết chế nhà nƣớc trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay là chƣa cao.

Chẳng hạn, qua khảo sát của UNDP trên những nhóm thành phần xã hội khác nhau về giới tính, địa vị, thu nhập, khu vực sinh sống về việc lựa chọn các phƣơng thức để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống, có thể thấy tình trạng tiếp cận công lý của ngƣời dân là rất thấp, đặc biệt là nhóm những ngƣời nghèo, dân trí thấp, ở khu vực xa xôi, hẻo lánh. Các tranh chấp phổ biến nhất là các tranh chấp về lao động, kinh tế, thƣơng mại, đất đai, môi trƣờng và các tranh chấp dân sự. Khi hỏi về cách giải quyết các tranh chấp này, một số không ít ngƣời dân trả lời rằng "không hành động" hoặc "không biết phải làm gì" khi có các tranh chấp (22% đối với tranh chấp đất đai, 37% đối với tranh chấp lao động) [10, tr.32]. Đối với những ngƣời "hành động" khi có tranh chấp, ngƣời dân thƣờng tìm đến các cơ quan hành chính địa phƣơng cấp xã/phƣờng để yêu cầu giải quyết và hỗ trợ. Cơ quan hành chính cấp huyện/quận, tỉnh/thành cũng là nơi ngƣời dân thƣờng tiếp xúc. Ngƣời dân phải tiếp cận từ 1-5 cơ quan để yêu cầu hỗ trợ và giải quyết tranh chấp, thời gian thƣờng kéo dài từ 16 - 27 tháng, dù theo quy định của Luật Khiếu nại thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày (lần hai là 45 ngày), đối với vụ việc phức tạp không quá 45 ngày lần đầu (60 ngày lần hai).

Khảo sát cho thấy các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc ngƣời dân lựa chọn để giải quyết tranh chấp gồm: cơ quan hành chính (UBND xã, phƣờng, cơ quan hành chính cấp huyện, tỉnh), cơ quan tƣ pháp (Tòa án), cơ quan dân cử, tổ chức quần chúng, quan hệ cá nhân, các dịch vụ pháp lý (luật sƣ, trợ giúp pháp lý). Trong đó, Tòa án thƣờng không phải là sự lựa chọn đầu tiên và tùy vào từng tranh chấp (chỉ có khoảng 3,3% tổng các tranh chấp đƣợc ghi nhận từ khảo sát đƣợc đƣa tới Tòa án yêu cầu giải quyết), trong đó tranh chấp đất đai đƣợc đƣa đến Tòa án nhiều hơn các tranh chấp khác (gần 6% tổng các tranh chấp đất đai) [10, tr.33]. Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, chỉ trong quý I/2016, cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp đã tiếp 65.662 lƣợt công dân, tiếp nhận 42.880 đơn thƣ khiếu nại hành chính [66], trong khi đó theo báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong nhiệm kỳ 2011-2016, TAND các cấp đã thụ lý 25.465 vụ án hành chính [79]. Nhƣ vậy, số lƣợng vụ việc thực tế ngƣời dân có nhu cầu giải quyết so với số vụ việc đƣợc đƣa đến Tòa án giải quyết cao gấp nhiều lần.

Khảo sát thực trạng bảo đảm các quyền trên thực tế qua ý kiến của ngƣời dân cho thấy sự hiểu biết về quyền và cơ chế bảo đảm quyền của ngƣời dân đạt tỷ lệ trên trung bình (69% những ngƣời đƣợc khảo sát cho biết các quyền cơ bản đã đƣợc bảo đảm) [10, tr.72]. Các chỉ số khảo sát cũng cho thấy sự hiểu biết của ngƣời dân về Hiến pháp và các quyền cơ bản vẫn ở mức trung bình (chỉ có 56% đƣợc khảo sát có biết/nghe nói về Hiến pháp và các quyền cơ bản), tuy nhiên, sự hiểu biết này có sự chênh lệch giữa các vùng miền địa lý và nhóm vị thế xã hội [10, tr.68]. Về bảo đảm các quyền hiến định trên thực tế, nhiều ngƣời cho rằng những quyền hiến định chƣa đƣợc luật cụ thể hóa sẽ ít có tính khả thi trên thực tế hơn so với các quyền khác; đồng thời, nhóm có vị thế xã hội đƣợc bảo đảm các quyền cơ bản tốt hơn nhiều so với ngƣời nghèo, học vấn thấp, phụ nữ và những ngƣời không có vị thế [10, tr.71].

Qua khảo sát, có thể thấy thực trạng tiếp cận công lý và bảo đảm các quyền cơ bản của ngƣời dân chƣa cao không chỉ nguyên nhân do ngƣời dân còn thiếu hiểu biết và thiếu tin tƣởng vào các thiết chế công trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, mà ngay cả khi phần lớn họ hiểu rằng quyền lợi của họ sẽ đƣợc các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ (92,2% mong muốn tìm đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khi quyền con ngƣời, quyền công dân bị xâm phạm hoặc có tranh chấp dân sự [80]) thì thực trạng tiếp cận công lý, bảo vệ quyền con ngƣời trong thực tế vẫn còn thấp. Khảo sát cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự bất bình đẳng về tiếp cận thông tin và các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Mặc dù ngƣời nghèo, ngƣời khuyết tật và ngƣời thuộc gia đình có công là đối tƣợng đƣợc trợ giúp theo Luật Trợ giúp pháp lý, nhƣng các đối tƣợng này cho biết họ hầu nhƣ không nhận đƣợc trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp xảy

ra nên họ không biết phải giải quyết các tranh chấp đó nhƣ thế nào và cũng không biết các quyền của mình để yêu cầu bảo vệ ở một thiết chế độc lập nhƣ Tòa án. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật khiến họ mất đi cơ hội đƣợc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc pháp luật và trƣớc Tòa án.

Điều này đƣợc thể hiện qua kết quả khảo sát của Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tƣ pháp Trung ƣơng trên 346 ngƣời dân với các thành phần xã hội, lứa tuổi, giới tính khác nhau về hoạt động tƣ vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, phần lớn ngƣời đƣợc phỏng vấn (77,8%) cho rằng cần luật sƣ tƣ vấn, trợ giúp pháp lý khi có việc cần giải quyết tại Tòa án, nhƣng 63,5% chƣa từng đƣợc cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)