Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)

Phƣơng pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quy luật và các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đƣợc vận dụng để nghiên cứu về quá trình phát triển nhận thức của xã hội đối với vấn đề nhân quyền và cơ chế bảo vệ nhân quyền bằng Tòa án; nội dung và cách thức đảm bảo thực hiện quyền con nguời của Tòa án; những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án....

Bên cạnh đó, luận án sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phƣơng pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành luật:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu tại các chƣơng của luận án, đặc biệt là chƣơng 2 và chƣơng 3. Các ngành khoa học xã hội nhƣ triết học, chính trị học, xã hội học, lịch sử... cũng nhƣ các liên ngành luật (Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật Hình sự, Luật Quốc tế...) đƣợc sử dụng để phân tích và làm rõ các triết lý về tổ chức quyền lực nhà nƣớc, về nhân quyền, về tƣ pháp pháp quyền...; phân tích và làm rõ các khảo sát xã hội, các báo cáo thống kê. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để phân tích và làm rõ vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc, các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, phân tích và làm rõ thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân, đồng thời lý giải cho việc đề xuất các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở Việt Nam hiện nay.

- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tập hợp, phân nhóm và phân tích các khái niệm, các đặc trƣng đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, về vị trí, vai trò của Tòa án trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời. Ngoài ra, các phƣơng pháp tổng hợp và phân tích cũng đƣợc sử dụng để có đƣợc kết quả tổng hợp, có đƣợc các đánh giá và hình thành các luận cứ khoa học trình bày trong luận án. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tất cả các chƣơng của luận án.

- Phƣơng pháp so sánh:

Đƣợc sử dụng để so sánh cách thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án Việt Nam với Tòa án ở các quốc gia trên thế giới; so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nƣớc trên thế giới, qua đó chỉ ra các quy định tƣơng thích và không tƣơng thích để thấy đƣợc nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc và cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. Phƣơng pháp này sử dụng nhiều trong chƣơng 3 và chƣơng 4.

- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để chứng minh hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trong thực tế giải quyết các vụ án. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 3. Để tăng tính thuyết phục cho các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong chƣơng 4.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)