Vị trí, vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nước với việc đảm bảo thực hiện quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 52)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN

2.2.1.Vị trí, vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nước với việc đảm bảo thực hiện quyền con ngườ

thực hiện quyền con người

Nhà nƣớc đƣợc thành lập là để bảo vệ con ngƣời, duy trì và phát triển cuộc sống của nhân loại, bảo vệ nhân loại khỏi bị diệt vong. Đúng nhƣ Thomas Hobbes (1588-1679), nhà triết học ngƣời Anh đã khẳng định rằng trong xã hội nếu không có Nhà nƣớc, con ngƣời sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn "Cuộc chiến con ngƣời chống lại con ngƣời", vì thế để đƣợc an toàn hơn, con ngƣời phải thành lập ra nhà nƣớc, trao tự do của mình cho nhà nƣớc và phải nhận đƣợc sự an toàn và mệnh lệnh từ Nhà nƣớc [21, tr.18]. Tuy nhiên, quyền lực luôn có xu hƣớng làm tha hóa nhà nƣớc, biến nhà nƣớc thành công cụ chuyên chế, đàn áp con ngƣời. Để chống lại sự tha hóa của nhà nƣớc và ràng buộc nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm trƣớc những hành vi của mình, một bản khế ƣớc xã hội đã ra đời. Đấy chính là bản Hiến pháp.

Với ý nghĩa là đạo luật cơ bản của các quốc gia, Hiến pháp là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền con ngƣời. Ngoài nội dung về tổ chức, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, Hiến pháp còn khẳng định rõ các quyền và tự do của cá nhân dƣới hình thức các quyền con ngƣời, quyền công dân. Việc quy định các quyền con ngƣời, quyền công dân cũng là cách thức nhằm giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, bởi tập hợp các quyền con ngƣời, quyền công dân chính là những yêu cầu và nghĩa vụ đối với các nhà nƣớc về những điều phải đáp ứng và những điều không đƣợc làm với ngƣời dân của họ [35, T2, tr.33].

Trong nhà nƣớc dân chủ, quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, các thiết chế của Nhà nƣớc đều phải có trách nhiệm bảo vệ nhân dân, bảo vệ quyền con ngƣời đã đƣợc Hiến pháp ghi nhận. Theo thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu (1689-1775), để chống lại chế độ độc quyền, sự lạm quyền vi phạm đến quyền tự do của dân chúng, nhà nƣớc cần phải có sự phân lập giữa ba quyền: quyền lập pháp, hành

pháp và tƣ pháp. Quyền lập pháp đƣợc giao cho cơ quan dân cử - nghị viện; quyền hành pháp đƣợc giao cho một cá nhân đại diện (tổng thống hoặc thủ tƣớng); quyền tƣ pháp yếu thế hơn đƣợc giao cho Tòa án thực hiện. Các quyền lực này độc lập và kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đều thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao để bảo đảm quyền con ngƣời.

Chẳng hạn, lập pháp bảo đảm quyền con ngƣời thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, ban hành các quy định pháp luật nhằm cụ thể hóa các quyền cơ bản đã đƣợc hiến định để làm cơ sở thực thi trong cuộc sống. Lập pháp là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí của nhân dân nên sẽ là thiết chế phù hợp nhất, có ƣu thế hơn các thiết chế khác trong việc biến ý chí của nhân dân thành pháp luật. Lập pháp còn bảo đảm quyền con ngƣời thông qua hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao.

Hành pháp bảo đảm quyền con ngƣời thông qua vai trò lập quy và lập pháp ủy quyền (ban hành các văn bản hƣớng dẫn luật), vai trò tổ chức quản lý điều hành các hoạt động kinh tế - chính trị xã hội. Với chức năng đƣợc giao, hành pháp là cơ quan thi hành Hiến pháp và pháp luật, đƣa các quy định về quyền vào thực thi trong cuộc sống hàng ngày bằng cách xây dựng thể chế, thực hiện các chính sách thúc đẩy và bảo đảm quyền con ngƣời. Thông qua vai trò chỉ đạo, điều hành các hoạt động quản lý nhà nƣớc, xây dựng chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hành pháp bảo đảm môi trƣờng phát triển an toàn bền vững cho ngƣời dân. Hành pháp cũng thực hiện vai trò phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến quyền con ngƣời, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và áp dụng các chế tài hành chính bảo đảm công lý, công bằng cho ngƣời dân, bảo đảm cung cấp các dịch vụ công phục vụ con ngƣời nhƣ dịch vụ văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế...

So với thiết chế lập pháp và hành pháp, Tòa án là thiết chế có vai trò đặc thù trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Xét về chức năng cơ bản đƣợc giao, nếu lập pháp và hành pháp bảo đảm quyền con ngƣời trên cơ sở thiết lập quyền và thực thi quyền thì tƣ pháp (Tòa án) là thiết chế bảo vệ các quyền đó khi chúng bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm bởi các chủ thể khác trong xã hội bao gồm cả chủ thể nhà nƣớc; bảo đảm cho các quyền đó đƣợc tôn trọng và thực hiện. Chính vì thế, Tòa án có thể đƣợc coi là "công đoạn" cuối cùng hay "chốt chặn" cuối cùng cho việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong một nhà nƣớc dân chủ.

Con ngƣời sống trong xã hội, khi xảy ra mâu thuẫn, khi quyền lợi bị xâm hại, ngƣời ta cần có sự phân giải đúng sai, có đƣợc sự công bằng. Nếu trong nhà nƣớc không có một thể chế để giải quyết các tranh chấp giữa các bên với nhau

(giữa cá nhân với cá nhân, giữa công dân với nhà nƣớc) thì giải pháp duy nhất là sự trả thù. Trong sự trả thù qua lại này, bên gánh chịu sự thiệt thòi, bất công luôn là những kẻ yếu thế, không có sức mạnh của quyền lực, địa vị và tiền tài. Quyền con ngƣời vì thế cũng không đƣợc đảm bảo. Sự xuất hiện của Tòa án đƣợc coi là sự hiện diện của công lý, nhƣng cũng phải đến khi Tòa án trở thành một trong ba thiết chế quyền lực nhà nƣớc thì Tòa án mới đƣợc trao quyền năng đại diện cho công lý theo nghĩa đầy đủ nhƣ hiện nay (trong tiếng pháp từ "Justice" vừa có nghĩa là Công lý, vừa có nghĩa là Tƣ pháp. Về bản chất, Tƣ pháp chính là công lý. Ở phƣơng Tây, biểu tƣợng công lý là một ngƣời phụ nữ, đôi khi bị bịt mắt, cầm trong tay phải một thanh kiếm và trong tay trái một cái cân. Cán cân đề cập đến ý tƣởng của sự cân bằng và đo lƣờng: nó gợi nhắc đến mục tiêu của Tƣ pháp (hòa giải và làm êm dịu những lợi ích xung đột) rằng đó là phƣơng tiện để đạt đƣợc điều đó (khi phân xử mỗi bên nên cân nhắc giữa cái đƣợc và cái mất). Cán cân với nghĩa nhƣ vậy là tƣợng trƣng cho công việc của các thẩm phán trong quá trình xem xét, xét xử của mình: lấy thƣớc đo của mỗi chứng cứ để có đƣợc một quyết định công bằng. Nó cũng tƣợng trƣng cho sự vô tƣ cần thiết của hoạt động tƣ pháp, mà không nên nghiêng về (thiên vị) cho bên nào. Điều đó cho thấy công lý luôn luôn là một cuộc chinh phục vì nền văn minh hơn là bạo lực, vì sự yên bình hơn là sự trả thù vô tận, vì sự ổn định hơn là sự hỗn loạn). GS.TS. Nguyễn Đăng

Dung khẳng định: "Thành công lớn nhất trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước

tư sản là việc tách tư pháp ra khỏi lập pháp và hành pháp, và tư pháp được xét xử cả các hành vi của lập pháp và hành pháp" [73, tr.36].

Chính việc trao cho Tòa án quyền lực ngang ngửa với hai ngành quyền lực lập pháp và hành pháp đã tạo cho Tòa án một tấm lá chắn, một thành trì vững chắc cho việc đảm bảo quyền tự do và dân chủ của các cá nhân trƣớc sự xâm hại của bất kỳ chủ thể nào, trong đó có cả chủ thể là các cơ quan nhà nƣớc. Thực tế, có thể thấy Tòa án là một nhánh quyền lực quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc, nhƣng đây lại là nhánh quyền lực yếu hơn so với hai nhánh quyền lực còn lại lập pháp và hành pháp. Hamilton đã từng nhận xét rằng:

Ngành hành pháp không những có quyền phân phối vinh dự mà lại có quyền sử dụng vũ lực. Ngành lập pháp không những kiểm soát tài chính mà còn lại có quyền quy định các luật lệ chi phối sự sinh hoạt của các công dân. Ngành tƣ pháp, trái lại, không có quyền sử dụng vũ lực hoặc quyền kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối tài sản lẫn sức mạnh của xã hội, và cũng không có một quyền quyết định tích cực nào cả. Có thể nói rằng ngành tƣ pháp vừa không có lực lƣợng, lại không có ý chí, mà chỉ có

phán đoán mà thôi, và cần phải dựa trên sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành đƣợc quyết định của trí phán đoán của mình [91].

Trong các ngành quyền lực nhà nƣớc, lập pháp đƣợc coi là một ngành có nguy cơ xâm phạm đến quyền tự do của con ngƣời nhiều nhất, bởi cơ quan này có quyền điều chỉnh và kiểm soát hành vi của rất nhiều ngƣời trong xã hội thông qua việc ban hành luật. Tuy nhiên, "một thực tế cho thấy không phải đạo luật nào do cơ quan lập pháp làm ra cũng thể hiện ý chí hay lợi ích của các tầng lớp dân cƣ. Không phải đại diện cử tri nào cũng làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trƣớc cử tri, đại diện cho lợi ích của họ" [35, T1, tr.53]. Còn ngành hành pháp không những có quyền "phân phối vinh dự mà lại có quyền sử dụng vũ lực", có thể xâm phạm nhân quyền, giam cầm đánh đập, lƣu đày, tịch thu tài sản của ngƣời khác...

Ngƣợc lại, với vị trí của mình, Tòa án ít có nguy cơ lạm quyền và cũng ít nguy hiểm đối với các quyền, tự do của con ngƣời hơn so với quyền lập pháp và hành pháp. Nói nhƣ vậy không có nghĩa Tòa án không có khả năng vi phạm nhân quyền. Với chức năng đƣợc giao, Tòa án vẫn có rất nhiều nguy cơ vi phạm quyền con ngƣời đối với các chủ thể tham gia tố tụng vì mục đích vụ lợi và chính trị. Dù đối tƣợng quyền con ngƣời của Tòa án chỉ là một nhóm ngƣời đặc biệt trong xã hội (ngƣời bị hại, ngƣời bị buộc tội, đƣơng sự, những ngƣời tham gia tố tụng khác...), nhƣng đó lại là những ngƣời "thuộc phe yếu thế", họ yếu thế trƣớc kẻ xâm hại mình và yếu thế cả trƣớc các cơ quan tiến hành tố tụng, họ chỉ biết trông chờ vào Tòa án nhƣ là cứu cánh cuối cùng cho quyền đƣợc sống, đƣợc tự do và quyền đƣợc có một sự công bằng trong xã hội. Cho nên hậu quả của việc lạm dụng quyền lực tƣ pháp sẽ vô cùng nghiêm trọng, bởi lẽ nó làm trật tự xã hội suy giảm, dân chúng mất niềm tin vào công lý, vào bộ máy nhà nƣớc. Do vậy từ trƣớc đến nay, ngƣời ta đã nghiên cứu tìm ra nhiều cơ chế đảm bảo cho Tòa án đƣợc hoạt động đúng với mục đích bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội. Trong đó, luật thủ tục là một trong những biện pháp tốt nhất nhằm giới hạn sự lạm quyền của những ngƣời nắm quyền tƣ pháp. Theo GS.TSKH. Đào Trí Úc, trong nhà nƣớc pháp quyền, không ai, không một tổ chức nào có quyền đứng trên Hiến pháp và pháp luật. Mỗi nhánh quyền lực có thế mạnh riêng nhƣng không nhánh quyền lực nào đƣợc vƣợt quá giới hạn của Hiến pháp và pháp luật. Mọi chủ thể, kể cả lập pháp và hành pháp đều có thể vi phạm Hiến pháp, lạm dụng quyền lực, vì thế đều cần có sự phán xử của tƣ pháp. Tƣ pháp vi phạm cũng bị xét xử bởi chính tƣ pháp theo quy định trình tự tố tụng, bởi chỉ có Tòa án mới đảm bảo những yêu cầu về tố tụng cho việc truy cứu trách nhiệm pháp luật [72, tr.188].

cơ vi phạm nhân quyền hơn lập pháp và hành pháp mà còn là thiết chế có khả năng nhất trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ đảm bảo thực hiệnquyền con người của Tòa án

Lý tƣởng công bằng không thể tách rời khỏi hoạt động xét xử: Tòa án bị thử thách trong áp lực phải loại bỏ sự không công bằng ra khỏi sự công bằng và trong hành vi trả lại sự công bằng. Ở nghĩa này, quyền tƣ pháp chính là hành vi sửa lỗi cho sự không công bằng, bù đắp cho sự thiệt thòi, trừng phạt đối với tội lỗi. Tòa án đƣợc giao thực hiện quyền tƣ pháp bảo vệ nhân quyền, chính là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, sự đúng đắn, sự công bằng. Công lý và quyền con ngƣời là hai phạm trù tuy không đồng nhất nhƣng liên quan mật thiết đến nhau, nếu không có công lý thì không thể bảo đảm đƣợc quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời là sự công bằng giữa tất cả các bên. Ai cũng có quyền của mình và đƣợc pháp luật bảo vệ nhƣ nhau. Quyền của một ngƣời nào đó phải bị tƣớc bỏ nếu ngƣời đó vi phạm quyền của ngƣời khác. Tòa án là nơi mà mọi ngƣời tìm đến công lý, công bằng, vì thế Tòa án không thể từ chối xét xử đối với bất cứ ai vì lý do gì, kể cả lý do chƣa có luật quy định.

Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án và đƣợc hiến định trong các bản hiến pháp và pháp luật quốc gia. Chúng ta tự hào rằng cùng với sự tiến bộ của nền dân chủ, quyền con ngƣời ngày càng đƣợc ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp và pháp luật quốc gia, tạo hành lang pháp lý an toàn trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Tuy nhiên, đấy vẫn chỉ là thứ quyền trừu tƣợng nằm trên văn bản. Không có công lý thật sự thì bất công vẫn còn. Quyền con ngƣời chỉ thực sự trở thành hiện thực khi đƣợc thực thi trong cuộc sống, nhƣng có ai bảo đảm rằng mọi quy định đó đƣợc tôn trọng và thực hiện đầy đủ trong cuộc sống. Pháp luật trên văn bản chỉ là một thứ vô tri, vô giác, không có khả năng tự bảo vệ. Hiến pháp và pháp luật tuy có một vị trí tối thƣợng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của nhà nƣớc, nhƣng trong quá trình thực hiện, tuân thủ luôn luôn có hiện tƣợng không tuân thủ, vi phạm pháp chế. Chẳng hạn, Hành pháp, cơ quan thi hành pháp luật có thể cho mình quyền hành động hoặc không hành động thực hiện quyền con ngƣời. Họ có thể vô hiệu hóa các quyền con ngƣời bằng cách im lặng, lờ đi các quy định hoặc "đẻ" thêm các quy định thủ tục liên quan đến việc thực hiện quyền của ngƣời dân hoặc ra những quyết định sai trái vi phạm quyền con ngƣời.... Lập pháp, nơi đại diện cho ý chí của ngƣời dân, nhƣng lại có thể ra những văn bản pháp luật trái với quy định của Hiến pháp hoặc giải thích các quy định của pháp luật theo ý chí của nhà cầm quyền vì lợi ích chính trị mà phớt lờ đi lợi ích của các cá nhân. Vậy, trong những trƣờng hợp này, ngƣời dân biết dựa vào đâu để tìm lại công lý, đòi công bằng cho bản thân. Chúng ta vẫn còn chƣa hết hy vọng, bởi

vẫn còn một ngành quyền lực thứ ba - Tòa án. Tòa án chính là một thiết chế đóng vai trò quan trọng đó. Đúng nhƣ GS.TS. Nguyễn Đăng Dung khẳng định:

Trong xã hội pháp quyền, Tòa án là nơi mà mọi ngƣời tìm đến lẽ phải, tìm đến công lý, Tòa án cung cấp cho xã hội phƣơng thức hữu hiệu để xác định sự thật và công bằng trong hành động của các chủ thể. Sự phát triển kinh tế với mục đích làm cho xã hội trở nên phồn thịnh cũng cần có những thiết chế để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể, đảm bảo pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh, công bằng; thiết chế đó không gì khác chính là Tòa án. Việc quyết định cho tƣ pháp có quyền phán xét các hành vi, quyết định của cơ quan công quyền là một bƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 52)