Quan điểm về quyền lực tư pháp trong nguyên tắc phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 127 - 130)

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

4.1.1. Quan điểm về quyền lực tư pháp trong nguyên tắc phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện quyền con ngườ

soát quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện quyền con người

Trƣớc đây, mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính ƣu việt của thuyết tam quyền phân lập trong việc tổ chức quyền lực ở các nhà nƣớc phát triển trên thế giới, quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc phân chia rõ ràng cho ba nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Các quyền này phải có cơ chế đối trọng, kiểm soát lẫn nhau để ƣớc chế sự lạm quyền, vi phạm quyền con ngƣời. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, trong thời gian dài quan điểm cho rằng quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân nên quyền lực nhà nƣớc phải thống nhất và chỉ tập trung vào cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân là Quốc hội. Quan điểm này dẫn đến chế độ tập quyền xã hội chủ nghĩa kéo dài hàng thập niên, bộc lộ rất nhiều nhƣợc điểm trong việc quản lý, điều hành phát triển đất nƣớc, không phát huy đƣợc quyền làm chủ của nhân dân, có dấu hiệu lạm quyền và vi phạm quyền con ngƣời.

Đảng và Nhà nƣớc nhận thấy những hạn chế đó nên đã quyết tâm đổi mới quan điểm chính trị, thừa nhận sự phân công, phân nhiệm quyền lực cho lập pháp,

hành pháp và tƣ pháp: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều 2 - Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001) [56]. Tuy nhiên, Quốc hội vẫn tiếp tục đƣợc khẳng định là cơ quan duy nhất có quyền giám sát tối cao đối với các nhánh quyền lực còn lại, chƣa ghi nhận sự kiểm soát, đối trọng giữa ba nhánh quyền lực. Đặc biệt, Tòa án vẫn chỉ đƣợc quy định là cơ quan xét xử chứ chƣa đƣợc giao thực hiện quyền tƣ pháp. Dù vậy, vai trò của Tòa án đã đƣợc chú trọng trong công cuộc cải cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc. Đảng quan tâm chỉ đạo công cuộc cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW ngày

02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp

trong thời gian tới” và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhằm xây dựng một nền tƣ pháp trong

pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm” [27].

Lấy con ngƣời là trung tâm và động lực của sự phát triển, là mục tiêu của xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ những nội dung cốt lõi của tinh thần cải cách tƣ pháp khi khẳng định quyền lực tƣ pháp thuộc về Tòa án và sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời là nhiệm vụ hàng đầu, xuyên suốt của Tòa án (khoản 3 Điều 102), cùng với một loạt các nguyên tắc hiến định cơ bản cho việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động tố tụng, điều đó cho thấy Đảng và Nhà nƣớc thực sự coi Tòa án là thành trì cuối cùng của công lý, của quyền con ngƣời.

Có thể thấy rõ quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nƣớc trong việc khẳng định vị trí, vai trò của Tòa án đối với trọng trách đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời khi lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nƣớc ta, Tòa án đƣợc hiến định là cơ quan

thực hiện quyền tƣ pháp:“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (khoản 1 Điều 102) [55], tạo cho Tòa án một vị thế quyền lực ngang bằng với các lập pháp và hành pháp trong cơ chế phân công, phối hợp quản lý quyền lực nhà nƣớc.

Khẳng định quyền lực nhà nƣớc thống nhất, thuộc về nhân dân, Hiến pháp năm 2013 đã có bƣớc tiến mới khi ghi nhận sự kiểm soát giữa các cơ quan quyền lực

nhà nƣớc:“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp” (khoản 3 Điều 2) [55].Điều này đã thể hiện sự phát triển về nhận thức nguyên

tắc phân công quyền lực ở Nhà nƣớc ta. Quy định này tƣơng đồng với cách thức tổ chức quyền lực của các nhà nƣớc dân chủ. Tuy nhiên, sự kiểm soát giữa các cơ quan này phải đƣợc hiến định trong cơ chế tổ chức và hoạt động của từng nhánh quyền lực, kiểm soát đối với các nhánh còn lại. Có nghĩa để tăng cƣờng tính độc lập của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc, quyền tƣ pháp là quyền xét xử không chỉ đối với các tranh chấp (hình sự, dân sự, lao động, thƣơng mại, hành chính,...) mà còn là quyền tài phán đối với hoạt động lập pháp của cơ quan quyền lực nhà nƣớc (Quốc hội, Nghị viện), quyền kiểm soát quyền lực hành pháp thông qua cơ chế bảo Hiến, giám sát Hiến pháp, bảo vệ pháp luật.

Tuy vậy, hiện Đảng và Nhà nƣớc vẫn giữ quan điểm Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân nên Quốc hội nắm quyền kiểm soát tối cao đối với

các cơ quan khác và không cơ quan nào có quyền kiểm soát hoạt động lập pháp, kể cả tƣ pháp. Điều này đang đi ngƣợc lại với quan điểm của tƣ pháp pháp quyền. Thực tế, sự đại diện không phải lúc nào cũng đúng, lúc nào cũng bảo đảm đƣợc nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Về lý thuyết, quyền lực khi vào tay một số ít rất dễ bị hủ hóa vì lợi ích nhóm, lợi ích chính trị cho nên nếu lập pháp hay hành pháp vi phạm Hiến pháp, pháp luật thì tƣ pháp phải có quyền xét xử. Tƣ pháp có quyền kiểm soát hiến pháp, pháp luật, tuyên bố các đạo luật vi hiến, hành vi vi hiến, tuyên bố tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm... mục đích để bảo đảm nhân quyền trƣớc sự vi phạm của các chủ thể nhà nƣớc. Những vấn đề này vẫn chƣa thấy đề cập trong thẩm quyền tƣ pháp của Tòa án ở nƣớc ta. Ngƣợc lại, tƣ pháp lại đang bị kiểm soát bởi Quốc hội, sự giám sát tƣ pháp của Viện Kiểm sát, hay sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thông qua chế độ báo cáo công tác, nhân sự, ngân sách... những vấn đề này đang chi phối tính độc lập của Tòa án. Để đảm bảo tính độc lập cho Tƣ pháp, chúng ta cần phải có quyết tâm chính trị cao trong việc phân quyền cho thiết chế Tƣ pháp.

Để tăng cƣờng sức mạnh cho Tòa án, việc xác định chủ thể quyền tƣ pháp trong hệ thống cơ quan tƣ pháp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong cơ chế phân công quyền lực nhà nƣớc, việc xác định rõ quyền tƣ pháp của Tòa án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm sự độc lập của nó đối với quyền lập pháp và hành pháp.

Về quan điểm này, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quyền tƣ pháp là quyền xét xử, chỉ đƣợc trao cho Tòa án và các thẩm phán xem xét, quyết định các vụ việc và đƣa ra các phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chƣa xác định rõ ràng phạm vi và nội dung của quyền tƣ pháp. Có quan điểm cho rằng quyền tƣ pháp là hoạt động xét xử không chỉ của Tòa án mà còn là những hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án. Quan điểm này xuất phát từ quy định các cơ quan tƣ pháp của Việt Nam bao gồm cả cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án.

Có thể thấy các quan điểm về "tƣ pháp", "quyền tƣ pháp", "cơ quan tƣ pháp" ở nƣớc ta không còn phù hợp với các tiêu chí của tƣ pháp pháp quyền. Trong nhà nƣớc pháp quyền, chúng ta nên ủng hộ quan điểm cơ quan tƣ pháp chỉ là Tòa án, còn các cơ quan khác: cơ quan công tố và cơ quan điều tra là những cơ quan thuộc nhánh quyền hành pháp [73, tr.70-71], không phải cơ quan tƣ pháp. Quan điểm này

nhằm tạo tính độc lập của Tòa án với các cơ quan công tố, điều tra, bảo đảm vai trò trung tâm, trọng tài trong hoạt động xét xử của Tòa án, đồng thời thể hiện sự phân công rõ ràng, mạch lạc trong ba quyền lực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện quyền tƣ pháp chính là đề cao công lý của quốc gia mà biểu hiện tập trung nhất ở quyền xét xử của Tòa án.

Việc hiến định quyền tƣ pháp thuộc về Tòa án đã mang đến cho nền tƣ pháp của chúng ta một diện mạo mới, một tƣ duy tƣ pháp mới. Có thể thấy, việc quy định chủ thể quyền tƣ pháp, xác định chính danh Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp trong văn bản pháp luật là điều rất cần thiết. Trên cơ sở quan điểm định hƣớng này, cần tiếp tục làm sáng tỏ nội hàm khái niệm thực hiện quyền tƣ pháp để xác định rõ vị trí, vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng khác, nhằm tăng cƣờng tính độc lập, khách quan, vô tƣ cho Tòa án, đồng thời, cụ thể hóa các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án thực hiện có hiệu quả quyền tƣ pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhân quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)