Tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 86 - 88)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN

2.4.5.Tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án

Hệ thống Tòa án là đại diện cho nhánh quyền lực tƣ pháp, đối trọng và kiểm soát quyền lập pháp và hành pháp. Do vậy, để tăng cƣờng đủ sức mạnh cho ngành tƣ pháp đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, Tòa án phải thực sự độc lập cả về cách thức tổ chức lẫn hoạt động chứ không phải chỉ khi xét xử Thẩm phán mới đƣợc độc lập. Sự độc lập đòi hỏi cả hệ thống Tòa án phải đƣợc tổ chức nhƣ thế nào để vừa bảo đảm tính thống nhất trong bộ máy nhà nƣớc, lại vừa không bị chi phối bởi các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp.

Quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án ở mỗi nƣớc khác nhau thể hiện tính đa dạng của nó. Tuy nhiên, để đảm bảo tính độc lập, Tòa án ở đa phần các nƣớc trên thế giới đều có những điểm chung thể hiện tính quy luật khách quan của hoạt động tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền. Đó là căn cứ vào chức năng, thẩm quyền

xét xử, Tòa án đƣợc tổ chức theo nguyên tắc hai cấp xét xử, bao gồm có Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm, Tòa án giám đốc thẩm (xem xét lại các quyết định xét xử của Tòa án cấp thấp hơn để đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong việc áp dụng pháp luật); việc xét xử của Tòa án có sự tham gia của ngƣời dân trên cơ sở luận thuyết nhân dân tham gia vào hoạt động của nhà nƣớc (Hội thẩm nhân dân, Bồi thẩm đoàn) nhằm đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng; không có Tòa án cấp trên và cấp dƣới trong quan hệ hành chính, mà chỉ có trong quan hệ tố tụng, nên khi xét xử, các thẩm phán của Tòa án cấp thấp hơn không chịu sự chỉ đạo của Tòa án cấp cao hơn... Ngoài ra, ngƣời ta cũng có thể căn cứ vào đối tƣợng xét xử để thành lập các Tòa án thẩm quyền chung (Tòa án thƣờng) hay Tòa án chuyên trách (Tòa án Hiến pháp, Tòa án quân sự, Tòa án vị thành niên, Tòa án gia đình...).

Tòa án ở một số nƣớc cũng có thể đƣợc tổ chức theo địa giới hành chính, nhƣng mô hình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho sự độc lập của Tòa án khó đƣợc đảm bảo, đặc biệt là những áp lực của các cơ quan hành chính địa phƣơng, hệ thống chính trị địa phƣơng can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án.

Việc tổ chức hệ thống Tòa án hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả xét xử của Tòa án, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Nếu không tổ chức hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự quá tải hay lãng phí các nguồn lực, hạn chế quyền tiếp cận công lý của công dân.

Tóm lại, sự độc lập về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án là đòi hỏi tất yếu mà bất cứ một quốc gia nào muốn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, bảo vệ nhân quyền đều phải quan tâm.

2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiệnquyền con ngƣời của

Tòa án

Hiệu quả là khái niệm đƣợc dùng để chỉ kết quả của hoạt động đạt đƣợc nhƣ mong muốn đã xác định. Hoạt động đạt kết quả nhƣ mong muốn là có hiệu quả, ngƣợc lại, kết quả của hoạt động không đạt đƣợc nhƣ mục đích đề ra là không có hiệu quả. Với cách tiếp cận này, hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có thể hiểu là kết quả đảm bảo thực hiện các quyền con ngƣời của Tòa án nhƣ mong muốn, kỳ vọng của ngƣời dân và xã hội.

Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời. Nhà nƣớc, bằng việc xây dựng, ban hành pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Tòa án, thông qua đó đặt ra mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Nói cách khác, pháp luật xác định mục đích hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời và để thực hiện mục đích đó, pháp luật cũng quy định các quyền và trách nhiệm của các cơ quan này. Nhƣ

vậy, quy định của pháp luật đối với Tòa án trong việc bảo đảm quyền con ngƣời là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.

Khi thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình để giải quyết các vụ án, Tòa án sẽ thu đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc trong thực tế do các quy định pháp luật tác động có thể nhƣ mục đích đề ra hoặc không hoàn toàn giống nhƣ mục đích của các quy định pháp luật đề ra. Việc trên thực tế hoạt động của Tòa án không có hiệu quả có thể do quy định pháp luật không đƣợc thực hiện, hoặc quy định pháp luật đã đƣợc thực hiện trong thực tế nhƣng mục đích không đạt đƣợc do quy định pháp luật ban hành không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án phải căn cứ vào tỷ lệ giữa kết quả đạt đƣợc trong thực tế giải quyết các vụ án của Tòa án với mục đích đề ra khi ban hành các quy định pháp luật đối với Tòa án trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.

Ngoài ra, hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án cũng có thể đƣợc đánh giá qua tiêu chí về nhận thức của xã hội đối với hiệu quả, vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án; hoặc qua chỉ số đo lƣờng và đánh giá của ngƣời dân về hiệu quả hoạt động của các thiết chế công trong việc bảo đảm công lý cho ngƣời dân.

2.5.1. Đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án

dựa trên nhận thức của xã hội về vai trò bảo đảm quyền con người của Tòa án

Nhƣ đã phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở phần trên, nhận thức của xã hội (các đảng phái chính trị, nhà nƣớc, những ngƣời tiến hành tố tụng, nhân dân) đối với vai trò bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án cũng là tiêu chí đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Điều đó thể hiện trên các phƣơng diện sau:

- Mức độ nhận thức, quan niệm của xã hội (các đảng phái chính trị, nhà nƣớc, những ngƣời tiến hành tố tụng, nhân dân) về vai trò, nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án;

- Mức độ tin tƣởng của xã hội vào hiệu quả thực thi công lý của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 86 - 88)