QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
4.2.6. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người; tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm
bảo thực hiện quyền con người; tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân
Nhận thức của xã hội đối với vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời có tính tƣơng hỗ, hai chiều tức là khi Tòa án thực sự trở thành chỗ dựa, tấm khiên bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời thì xã hội sẽ tin tƣởng vào
Tòa án, đồng thời khi xã hội tin tƣởng, nhận thức đúng đắn, tích cực vào Tòa án thì hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời sẽ đƣợc nâng cao. Chính vì thế, ngoài việc nâng cao chất lƣợng tổ chức và hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thì đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.
Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đã có những giải pháp, quyết tâm cao trong việc tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của Tòa án, bảo đảm quyền con ngƣời. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tƣợng một số cấp ủy địa phƣơng can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Có thể thấy sự lãnh đạo của Đảng là cần thiết nhƣng chỉ nên dừng trên những quyết sách, chủ trƣơng mang tính vĩ mô chứ không nên can thiệp sâu vào việc xét xử các vụ án cụ thể, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tính độc lập của Tòa án. Không những vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn nữa trong việc phân quyền để Tòa án đủ sức mạnh độc lập với các cơ quan quyền lực khác, Tòa án đủ thẩm quyền giới hạn sự lạm quyền của các chủ thể nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân.
Bên cạnh đó, thay đổi nhận thức của ngƣời dân về vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án là cả quá trình tác động từ nhiều phía. Tác động tích cực nhất có lẽ chính từ kết quả giải quyết các vụ án trên thực tế của Tòa án. Khi nhận thấy Tòa án thực sự đứng về lẽ phải, công lý, ngƣời dân sẽ tin tƣởng Tòa án; còn ngƣợc lại, ngƣời dân sẽ mất niềm tin mà tìm đến cách giải quyết khác hoặc bản thân họ sẽ tác động tiêu cực đến Tòa án, làm tha hóa các quan tòa với ý nghĩ muốn tìm đƣợc công lý phải "chạy chọt", "lo lót"... Ngoài ra, cũng có thể tác động đến nhận thức của ngƣời dân bằng hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, ý thức công lý thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, truyền thông, thông qua trợ giúp pháp lý, nâng cao ý thức tôn trọng, bảo đảm quyền con ngƣời trong nhân dân.
Cần phải có quyết tâm cao trong việc bảo đảm vai trò của Tòa án hƣớng tới mục tiêu bảo vệ quyền con ngƣời. Nhận thức và quyết tâm là những điều kiện tiên quyết cho việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân và các quan điểm về cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay, chúng ta cần phải quyết tâm thực hiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân nhƣ: phân định rõ vị trí, chức năng, thẩm quyền của Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác trên cơ sở phân công quyền lực nhà nƣớc, trên cơ sở các chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử nhằm tăng cƣờng sức mạnh cho Tòa án, bảo đảm tính độc lập của Tòa án trƣớc các cơ quan nhà nƣớc khác; bên cạnh đó, vẫn phải tiếp tục các giải pháp bảo đảm tính độc lập, vô tƣ, khách quan của Thẩm phán và Hội
đồng thẩm phán khi xét xử; tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng về các nguyên
tắc bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng... Cùng với các giải pháp này, chúng ta vẫn phải chú trọng nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án; nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán và những ngƣời tiến hành tố tụng khác, bổ sung đủ về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ thẩm phán, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế của công tác xét xử trong giai đoạn hiện nay, đồng thời có chế độ đãi ngộ, thƣởng, phạt hợp lý đối với cán bộ tƣ pháp; chú trọng nâng cao vai trò của luật sƣ, trợ giúp pháp lý, phổ biến pháp luật, bảo đảm quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân...