Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án và các nguyên tắc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 139 - 151)

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

4.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án và các nguyên tắc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng

của Tòa án và các nguyên tắc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng

4.2.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án

Độc lập, vô tƣ, khách quan của Tòa án là đặc trƣng quan trọng của đảm bảo quyền con ngƣời bằng Tòa án. Xét về mặt chính trị và quyền lực, thì độc lập của Tòa án trƣớc lập pháp và hành pháp là một bƣớc tiến lớn của nền dân chủ hiện đại, là đảm bảo cao nhất cho việc bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án. Vì thế, bất cứ Nhà nƣớc pháp quyền nào cũng luôn tìm cách phân công, giới hạn quyền lực Nhà nƣớc để Tòa án thoát ra khỏi sự kiểm soát của lập pháp và hành pháp.

Tuy nhiên, ngoài sự độc lập về tổ chức với lập pháp và hành pháp, tính độc lập trong hoạt động xét xử quyết định chất lƣợng và hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án. Do vậy, giải pháp đảm bảo tính độc lập, vô tƣ, khách quan của Thẩm phán và Hội đồng thẩm phán khi xét xử đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định bảo đảm mô hình tố tụng tranh tụng trong xét xử, phù hợp với tổ chức và hoạt động của TAND ở nƣớc ta hiện nay

Cũng giống các nƣớc theo hệ thống luật dân sự, trƣớc nay Tòa án của nƣớc ta chủ yếu theo mô hình tố tụng thẩm vấn. Để phù hợp với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, Hiến pháp năm 2013 đã định hƣớng mô hình tố tụng tranh tụng trong xét xử của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta (khoản 5 Điều 103). Đây cũng chính là nội dung, tinh thần của công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Với định hƣớng này, pháp luật tố tụng sẽ phải có quy định phù hợp với mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó xác định rõ vai trò của Viện kiểm sát, Tòa án và bên gỡ tội (luật sƣ, ngƣời bào chữa, bị cáo, bị đơn dân sự) tƣơng ứng với việc thực hiện ba chức năng: buộc tội, xét xử, gỡ tội, Tòa án phải đƣợc xác định là trung tâm, trọng tâm của hoạt động xét xử, Viện kiểm sát và bên bào chữa có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đƣa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tính độc lập, vô tƣ của Tòa án chính là ở vai trò này. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa, những ngƣời tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh

tụng dân chủ, bình đẳng trƣớc Tòa án.Kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ để

Những quy định trên phần nào đã đƣợc thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) năm 2015. Tuy nhiên, để việc tranh tụng tại phiên tòa thực chất hơn và bảo đảm dân chủ, bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội, vẫn cần kiến nghị thêm việc bỏ chức năng giám sát xét xử của Viện kiểm sát, bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ chứng minh sự thật vụ án của Tòa án (Điều 252), bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử (khoản 4 Điều 153), bỏ quy định về việc "Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung" của Tòa án (Điều 280) vì đây là những chức năng thuộc về Viện kiểm sát, tăng cƣờng vai trò tố tụng tranh tụng của luật sƣ (ngƣời bào chữa) trong các giai đoạn tiền xét xử.

Trong tố tụng tranh tụng, quyền bào chữa đƣợc coi là một trong những quyền quan trọng của ngƣời bị buộc tội và là một yêu cầu của tranh tụng công bằng. Thực hiện nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013 về quyền bào chữa, Bộ luật TTHS, TTDS, TTHC năm 2015 đều có những sửa đổi, bổ sung mới cho quyền bào chữa, quyền bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đƣơng sự.

Nhƣ vậy dù so với trƣớc đây, quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo tuy đã đƣợc quy định nhiều điểm mới nhƣ cho phép ngƣời đƣợc bào chữa đƣợc thu thập chứng cứ, tiếp cận với bị can, bị cáo từ khi bị bắt, giam giữ, khi hỏi cung, lấy lời khai và tiếp cận những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra, nhƣng ngƣời bào chữa (luật sƣ) vẫn chƣa có quyền tham gia tranh tụng ngay từ đầu của quá trình tố tụng, mà chỉ đƣợc tham gia bào chữa (xem xét tài liệu, chứng cứ buộc tội) khi đã hoàn tất các hoạt động điều tra và chuyển sang giai đoạn truy tố. Đây là một hạn chế, bởi việc tiếp cận, xem xét, đánh giá chứng cứ mà bên truy tố đƣa ra để buộc tội bị can, bị cáo phải đƣợc diễn ra ngay từ giai đoạn điều tra vì đây cũng là căn cứ để ngƣời bào chữa xem xét quá trình thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm của bên buộc tội có đúng trình tự, thủ tục, đầy đủ, toàn diện và khách quan theo quy định của pháp luật hay không, làm cơ sở cho việc tranh tụng, bào chữa có hiệu quả trƣớc tòa chứ không thể là những chứng cứ gây bất ngờ cho ngƣời bào chữa tại phiên tòa. Vì vậy, để tăng cƣờng tính tranh tụng trong giai đoạn tiền xét xử, làm cơ sở cho việc tranh tụng thực chất tại phiên tòa, cần phải quy định cho phép ngƣời bào chữa đƣợc tiếp cận, chất vấn về tài liệu chứng cứ buộc tội ngay từ giai đoạn điều tra, luật sƣ đƣợc quyền thông báo việc trƣng cầu và kết quả giám định, đƣợc mời tham gia chứng kiến việc khám nghiệm hiện trƣờng, thực nghiệm điều tra, đƣợc thông báo về thành phần và kết quả giám định pháp y; đƣợc thông báo về việc bán đấu giá tài sản, kê biên, niêm phong tài

sản; luật sƣ có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để nêu yêu cầu và nhận đƣợc văn bản trả lời nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án,... Luật sƣ có quyền đƣợc tranh tụng trong quá trình thẩm vấn, lấy lời khai của bị can nhƣ luật sƣ có quyền giải thích về mặt pháp luật và lƣu ý bị can có quyền trả lời hoặc không trả lời về vấn đề mà điều tra viên hỏi; quyền phản đối câu hỏi của điều tra viên mang tính chất mớm cung, bức cung; xem xét và có ý kiến về nội dung biên bản ghi có đúng với nội dung trả lời của bị can,... chứ không phải chỉ đƣợc hỏi bị can sau khi ngƣời tiến hành tố tụng kết thúc việc hỏi cung hoặc chỉ khi họ cho phép nhƣ quy định hiện hành. Cần phải có quy định thể hiện tính hợp pháp và giá trị chứng minh của nội dung biên bản hỏi cung bị can có sự tham gia của ngƣời bào chữa so với nội dung những biên bản hỏi cung bị can không có sự tham gia của ngƣời bào chữa.

Do vậy, để bảo đảm đủ điều kiện và thực lực cho bên gỡ tội, cần quy định bổ sung thêm quyền của ngƣời bào chữa khi tham gia tố tụng và xây dựng các cơ chế bảo đảm các quy định đó đƣợc thực hiện trên thực tế, bên cạnh đó tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn để nâng cao trình độ và kỹ năng tranh tụng cho các luật sƣ bào chữa, bảo đảm đủ về số lƣợng và chất lƣợng. Việc xác định sự thật khách quan của vụ án luôn lấy việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân làm mục tiêu của các hoạt động tố tụng, triệt để thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội.

Thứ hai, hoàn thiện quy định bảo đảm tính độc lập, vô tƣ và khách quan của Thẩm phán và Hội thẩm

Thẩm phán và Hội thẩm là ngƣời trực tiếp thực hiện hoạt động xét xử cho nên những nguy cơ đe dọa sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm đều có nguy cơ đe dọa đến sự độc lập của hoạt động xét xử. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định:

"Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm các

cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm" (khoản 2 Điều 103) [55]. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã bổ sung, sửa đổi các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán cũng nhƣ nhiệm kỳ, chế độ chính sách đối với thẩm phán nhằm xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong sạch, vững mạnh theo yêu cầu cải cách tƣ pháp và phù hợp với quy định của Hiến pháp về việc Tòa án nhân dân đƣợc giao thực hiện quyền tƣ pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời.

Tuy nhiên, một số quy định vẫn mang tính chất định hƣớngnhƣ Nhà nước có

Thẩm phán; nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán (Điều 75) [54], mà chƣa có cơ chế bảo đảm cụ thể nên nguyên tắc độc lập của Thẩm phán vẫn còn bị vi phạm trên thực tế.

Do vậy, ngoài các biện pháp cải cách hệ thống tòa án, cải cách cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán, kéo dài nhiệm kỳ và cải cách chế độ tiền lƣơng, phụ cấp cho Thẩm phán thì cần xây dựng cơ chế bảo đảm tính vô tƣ, khách quan, độc lập cho Thẩm phán, chẳng hạn quy định về vị trí, vai trò trung lập của Thẩm phán trong việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; quy định về quy trình tổ chức và thành lập Hội đồng xét xử, kiên quyết chấm dứt tình trạng "thỉnh thị án", "báo cáo án"; quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thẩm phán; đặc biệt quy định về tính trách nhiệm của Thẩm phán... Để có sự công bằng, cần phải có các thể chế làm cho các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Sự độc lập của tƣ pháp cần phải đi cùng với cơ chế trách nhiệm trong hoạt động tƣ pháp. Khi Thẩm phán xét xử công khai, các tổ chức xã hội và các phƣơng tiện truyền thông có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hiệu quả của hoạt động tƣ pháp [73, tr.53].

Thứ ba, bỏ từ "chỉ" trong quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật..." cho phù hợp với nguyên tắc Tòa án không đƣợc từ chối giải quyết tranh chấp dù chƣa có điều luật quy định

Việc quy định nguyên tắc "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân

sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng" (Khoản 2 Điều 14 BLDS) [51] là một quy định tiến bộ, bảo đảm quyền con ngƣời, phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì thế, pháp luật cũng đã chỉ ra các nguồn áp dụng khi giải quyết các tranh chấp này: tập quán; nguyên tắc tƣơng tự; nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; án lệ; lẽ công bằng.

Nhƣ vậy, Thẩm phán và Hội thẩm phải tuân theo pháp luật chứ không chỉ tuân theo pháp luật. Vì ngoài pháp luật, Tòa án có quyền áp dụng những nguồn khác theo quy định của pháp luật nhƣ lẽ phải, sự công bình, các tập quán, án lệ... Do

vậy, quy định này cần bỏ từ "chỉ" và chỉnh sửa thành: "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử

độc lập và tuân theo pháp luật" để phù hợp hơn với nguyên tắc Tòa án không đƣợc quyền nại ra lý do gì để từ chối việc xét xử, kể cả khi chƣa có điều luật để áp dụng. Đây là một trong những nguyên tắc bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án.

4.2.2.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng về các nguyên tắc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng

Quyền của ngƣời tham gia tố tụng đã đƣợc hiến định thành các nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện trên hai nhóm quyền, bao gồm (1) Quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của ngƣời tham gia tố tụng và (2) Quyền về xét xử công bằng. Các quyền này đã đƣợc cụ thể hóa trong pháp luật hình sự, dân sự, hành chính và đặc biệt là Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, pháp luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tố tụng dân sự năm 2015 và Tố tụng hành chính năm 2015. Tuy nhiên, những quy định về các quyền này vẫn còn một số bất cập về điều kiện thực thi, cơ chế thực thi và còn nhiều quy định chƣa đƣợc cụ thể hóa dẫn đến việc áp dụng chƣa thống nhất hoặc chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn trong việc

bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án. Do vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp

luật tố tụng về các nguyên tắc bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của ngƣời tham gia tố tụng

Hiến pháp năm 2013 và pháp luật Việt Nam đều xem quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm là nội dung đặc biệt quan trọng, nó bao gồm cả nội dung về quyền bảo vệ không bị tra tấn, bức cung, dùng nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của ngƣời tham gia tố tụng trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều tra, thu thập chứng cứ...; quyền bảo vệ không bị bắt, giam giữ tùy tiện; quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật điện thoại, thƣ tín cá nhân.

a) Hoàn thiện các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam)

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm đƣợc quy định thành nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 10, 11, 12), đƣợc sửa đổi, bổ sung phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này liên quan trực tiếp đến chế định về các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam) đƣợc quy định tại chƣơng VII của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015. So với Luật tố tụng hình sự năm 2003, những quy định về việc bắt, tạm giam, tạm giữ đã có một số điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, chẳng hạn một số nội dung liên quan đến việc bắt, giữ ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp và thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. BLTTHS năm 2003

quy định bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn độc lập, tuy

nhiên, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 “Không ai bị bắt nếu không có

quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát” [55]. Quá trình thảo luận tại Quốc hội có ý kiến cho rằng quy định biện pháp bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ hiện hành là chƣa bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 “bắt trƣớc, phê chuẩn sau” nên cần phải đƣợc điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, BLTTHS năm 2015 sửa thành “Giữ ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp” và có một số điều chỉnh so với hiện nay. Cụ thể là, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc nhận ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tiến hành 03 hoạt động: (1) Lấy lời khai ngay ngƣời bị giữ; (2) Ra quyết định tạm giữ; (3) Ra lệnh bắt ngƣời bị giữ và gửi ngay cho Viện kiểm sát kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ ngƣời để xét phê chuẩn hoặc trả tự do cho ngƣời bị giữ.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, ngoài những ngƣời đƣợc quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 139 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)