Phương thức giáo dục pháp luật, ý thức công lý cho người dân thông qua hoạt động xét xử của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 104 - 107)

NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.4. Phương thức giáo dục pháp luật, ý thức công lý cho người dân thông qua hoạt động xét xử của Tòa án

qua hoạt động xét xử của Tòa án

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật và ý thức về công lý cho ngƣời dân thông qua hoạt động xét xử của Tòa án cũng đƣợc coi là phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời hiệu quả, bởi nó có tính nhân rộng sự ảnh hƣởng trong toàn xã hội. Sự ảnh hƣởng này có tính chất hai chiều. Một mặt, hoạt động xét xử của Tòa án thúc đẩy sự hiểu biết pháp luật và ý thức công lý trong toàn xã hội, tạo niềm tin vào công lý của ngƣời dân với những bản án chính xác, đúng đắn, hợp tình, hợp lý; nâng cao ý thức pháp luật để ngƣời dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, hạn chế sự vi phạm quyền đối với các chủ thể khác. Mặt khác, sự giám sát đa chiều của xã hội là cách để Tòa án đảm bảo việc xét xử chính xác, vô tƣ, khách quan, đúng quy định.

Vì vậy, việc quy định các phiên tòa xét xử công khai là yêu cầu bắt buộc của tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền, là phƣơng thức để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động xét xử, gắn kết ngƣời dân với hoạt động của Tòa án và tuyên truyền pháp luật cho ngƣời dân. Ngoài ra, xét xử công khai và công khai bản án cũng nâng cao chất lƣợng của hoạt động xét xử do ngƣời dân có thể giám sát đƣợc hoạt động này. Xét xử và công bố bản án một cách công khai còn là cơ sở để phát triển án lệ. Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

...Tòa án xét xử công khai, mọi ngƣời đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trƣờng hợp do Bộ luật này quy định. Trƣờng hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nƣớc, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ ngƣời dƣới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tƣ theo yêu cầu chính đáng của đƣơng sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhƣng phải tuyên án công khai [53, Điều 25].

Tuy nhiên, với quy định này, việc công khai chỉ đƣợc hiểu là mọi ngƣời đều có quyền đến tham dự phiên tòa, do vậy tính phổ biến, công khai rộng rãi vẫn bị giới hạn. Ở các nƣớc trên thế giới, việc xét xử công khai còn đƣợc thu phát trực tiếp qua các phƣơng tiện nghe nhìn để ngƣời dân không đến tham dự vẫn có thể theo dõi trực tiếp. Việc tuyên án công khai không chỉ là đọc công khai cho mọi ngƣời nghe mà còn công khai biên bản phiên tòa, bản án, quyết định của Tòa trên phƣơng tiện truyền thông ngay sau khi xét xử để những ngƣời tham gia tố tụng, báo chí, dân chúng, cơ quan có thẩm quyền có thể giám sát việc xét xử dễ dàng, nhanh chóng phát hiện sai phạm, từ đó có biện pháp thích hợp theo quy định của pháp luật nhằm sửa chữa hoặc hủy bỏ những bản án liên quan. Ở nƣớc ta, việc công khai xét xử, công khai các bản án trên phƣơng tiện truyền thông vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt, chủ yếu mới chỉ công khai xét xử một số vụ án điển hình, gây rúng động dƣ luận.

Bên cạnh đó, việc Thẩm phán áp dụng pháp luật để xử lý các vi phạm chính là quá trình phổ biến kiến thức pháp luật rất hiệu quả đến nhận thức của ngƣời dân trong xã hội. Tuy nhiên, khác với nhiều nƣớc trên thế giới (nhƣ Hoa Kỳ, Pháp, Đức... giao thẩm quyền giải thích luật cho tòa án và thẩm phán), ở nƣớc ta, việc giải thích pháp luật và luật, một trong những đặc trƣng của quyền tƣ pháp hiện vẫn không đƣợc giao cho Tòa án nhân dân mà tiếp tục đƣợc giao cho Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội.

Dù đƣợc giao thẩm quyền giải thích luật, nhƣng trên thực tế rất ít khi Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thực hiện chức năng này mà nó đƣợc tiến hành bởi Chính phủ, Viện Kiểm sát, Tòa án... nên dẫn đến các cách hiểu không thống nhất, gây nhiều bất cập. Thực tiễn cho thấy, mặc dù Hiến pháp và pháp luật không ghi nhận nhƣng khi

thực hiện chức năng xét xử, Tòa án vẫn có vai trò giải thích pháp luật để áp dụng giải quyết vụ việc cụ thể.

Dù sao, Hiến pháp năm 2013 cũng đã có những quy định gián tiếp thừa nhận thẩm quyền giải thích pháp luật của Tòa án, chẳng hạn với nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra cho Tòa án thẩm quyền giải thích pháp

luật: "TANDTC thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống

nhất pháp luật trong xét xử" (khoản 3 Điều 104) [55]. Rõ ràng, việc tổng kết thực tiễn, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC với mục đích hình thành nên hệ thống án lệ, không chỉ đƣợc quyền giải thích pháp luật mà bản thân Tòa án còn có vai trò "sáng quyền lập pháp".

Ở Việt Nam, trƣớc đây, việc áp dụng án lệ không đƣợc khuyến khích là vì cho rằng Tòa án theo chức năng của mình chỉ có quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh theo quy định của pháp luật mà không có quyền "sáng tạo" pháp luật. Tuy nhiên, Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải

cách tƣ pháp đến năm 2010, đã xác định: "Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ

tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm" [27]. Tinh thần chỉ đạo này đƣợc hiến định

trong Hiến pháp năm 2013: "Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực

tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử" (khoản 3 - Điều

104) [55] và cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: "Lựa chọn

quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử" (điểm c khoản 2 Điều 22) [54].

Việc cho phép áp dụng án lệ và phát triển án lệ tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết mọi tranh chấp phát sinh của ngƣời dân dù tranh chấp đó chƣa có điều luật quy định. Đây cũng là cách thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, ghi nhận bổ sung những quyền phái sinh trong cuộc sống luôn vận động và thay đổi. Tuy nhiên, việc áp dụng và phát triển án lệ cũng đòi hỏi trình độ năng lực của các thẩm phán trong quá trình xét xử. Để đƣa ra một phán quyết, Thẩm phán phải thấu hiểu những quy định của pháp luật có liên quan, phải là ngƣời có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Do trình độ năng lực đội ngũ Thẩm phán ở nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa đồng đều, đặc biệt là đối với các thẩm phán ở địa phƣơng năng lực còn yếu. Do vậy, họ chƣa sẵn sàng độc lập trong xét xử, nếu vẫn còn tình trạng xin ý kiến cấp trên về chuyên môn mà thực chất là tình trạng "thỉnh thị án" trƣớc khi xét xử thì việc cho phép họ áp dụng các nguồn khác trong giải quyết tranh chấp khi chƣa có

điều luật quy định cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là về trình độ năng lực chuyên môn và nhận thức của Thẩm phán đối với trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 104 - 107)