Chú trọng vai trò và nâng cao năng lực của luật sư, trợ giúp pháp lý bảo đảm tố tụng tranh tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 155 - 156)

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

4.2.5. Chú trọng vai trò và nâng cao năng lực của luật sư, trợ giúp pháp lý bảo đảm tố tụng tranh tụng

bảo đảm tố tụng tranh tụng

Thực hiện tố tụng tranh tụng và bảo đảm quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng đến cải cách tổ chức và hoạt động luật sƣ, dịch vụ trợ giúp pháp lý. Nghị quyết 49-NQ/TW đã yêu cầu:

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sƣ đủ về số lƣợng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế để luật sƣ thực hiện tốt tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sƣ. Nhà nƣớc tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của luật sƣ đối với các tổ chức thành viên của mình [27]. Hiển nhiên, nền tƣ pháp tranh tụng công bằng đòi hỏi rất nhiều ở vai trò của luật sƣ trong bào chữa, tƣ vấn và hỗ trợ pháp lý cho bên bị buộc tội. Pháp luật ở những nƣớc có nền tố tụng tranh tụng đều tuyên bố rằng nếu không có sự trợ giúp pháp lý của luật sƣ thì mọi hoạt động tiến hành tố tụng của công quyền là bất hợp pháp và không có ý nghĩa (trừ một số tội phạm liên quan đến chiến tranh, khủng bố, diệt chủng,..)

Sự tham gia của luật sƣ và quyền đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ pháp lý trong tố tụng, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự không chỉ giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử đƣợc nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan ngƣời vô tội, để lọt tội phạm. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của luật sƣ và trợ giúp pháp lý chƣa đƣợc nhìn nhận đúng và chƣa thật sự bảo đảm theo yêu cầu của pháp luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thực trạng tiếp cận công lý ở nƣớc ta hiện nay còn rất thấp.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo cần đƣợc thực hiện theo hƣớng mở rộng quyền của bị can, bị cáo và cho phép luật sƣ tham gia sớm hơn vào trong mọi giai đoạn của tố tụng, đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của luật sƣ. Có thể thấy, những ngƣời bị tình nghi hoặc bị cáo buộc phạm tội thƣờng gặp phải bất lợi đặc biệt trong các giai đoạn đầu của quá trình tố tụng, tiếp cận sớm với luật sƣ và trợ giúp

pháp lý bảo đảm cho họ các quyền cơ bản của những ngƣời tham gia tố tụng: quyền an toàn về thân thể, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc xét xử công bằng nhƣ bảo vệ họ chống lại sự đe dọa, ngƣợc đãi và tra tấn; bảo vệ họ quyền đƣợc xét xử kịp thời, công bằng trƣớc một tòa án độc lập, không thiên vị, tránh bị tạm giam tùy tiện và quá mức, quyền đƣợc suy đoán vô tội...; bảo đảm cho ngƣời nghèo và ngƣời dễ bị tổn thƣơng đƣợc đối xử với sự tôn trọng và đƣợc tiếp cận bình đẳng công lý.

Luật Trợ giúp pháp lý nƣớc ta quy định những ngƣời có công với cách mạng, những ngƣời nghèo, ngƣời cô đơn, những trẻ vị thành niên,.. đƣợc Nhà nƣớc trợ giúp pháp lý miễn phí. Chế định luật sƣ cũng đã đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Tuy nhiên, do nhận thức chƣa thật đầy đủ và do chƣa có sự hƣớng dẫn cụ thể, đồng bộ, thống nhất nên dẫn đến việc tham gia của luật sƣ vào hoạt động tố tụng và việc trợ giúp pháp lý chƣa hiệu quả. Chẳng hạn, các cơ sở trợ giúp pháp lý không chủ động tuyên truyền, phổ biến các quyền về trợ giúp pháp lý đến ngƣời dân, nên ngƣời dân cũng không biết đƣợc quyền này để yêu cầu trợ giúp

Để bảo vệ quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm tới việc nâng cao vai trò của luật sƣ và hệ thống trợ giúp pháp lý nhƣ: Nâng cao chất lƣợng dịch vụ trợ giúp pháp lý, chủ động tuyên truyền phổ biến để ngƣời dân thực hiện các quyền của mình; tăng cƣờng nguồn nhân lực cho đội ngũ luật sƣ và đội ngũ trợ giúp pháp lý, chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này. Bộ Tƣ pháp đã xây dựng và tham mƣu cho Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025. Với quan điểm đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý, cần có cơ chế thiết thực, phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Trợ giúp pháp lý, nhất là đội ngũ luật sƣ, qua đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý cũng nhƣ trách nhiệm của đội ngũ luật sƣ trong việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)