QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
4.1.2. Quan điểm nâng cao vai trò, nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người của Tòa án nhân dân
con người của Tòa án nhân dân
Từ khi có chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Đảng và Nhà nƣớc đã xác định con ngƣời chính là mục tiêu, trọng tâm của sự phát triển. Không có quyền con ngƣời, không thể có Nhà nƣớc pháp quyền. Không chỉ ghi nhận đầy đủ các quyền phù hợp với quy định quốc tế về quyền con ngƣời mà còn phải có cơ chế để bảo vệ nó. Do vậy, bên cạnh việc khẳng định Tòa án là chủ thể của quyền tƣ pháp, việc hiến định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời là sứ mệnh hàng đầu của Tòa án trong Hiến pháp năm 2013 cũng cho thấy sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta. Có thể thấy đây là quan điểm hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bởi về bản chất, sự hiện diện của tƣ pháp (Tòa án) là để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời. Đó là sứ mệnh đầu tiên của bất kỳ một thể chế tƣ pháp pháp quyền nào.
Quan điểm này đƣợc khẳng định bằng một loạt các nguyên tắc hiến định xuất phát từ yêu cầu của việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, đặc biệt là những nguyên tắc bảo đảm quyền của ngƣời bị buộc tội nhƣ quyền đƣợc xét xử công bằng, công khai, kịp thời, quyền bào chữa của ngƣời bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (Điều 31); Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ
lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và các nguyên tắc tố tụng nền tảng nhƣ: nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc hai cấp xét xử, nguyên tắc tranh tụng,... (Điều 103). Các nguyên tắc này cũng thể hiện rõ quan điểm của Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp nhằm vào hai yếu tố: thực hiện nguyên tắc tranh tụng và bảo đảm vị trí trung tâm của Tòa án trong hoạt động xét xử.
Có thể thấy các quan điểm này đang làm thay đổi nhận thức của chúng ta trong việc tổ chức hệ thống cơ quan xét xử theo các nguyên tắc bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu đặt ra đối với quyền tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời.
Chẳng hạn, các nguyên tắc hiến định sẽ là cơ sở pháp lý để mở rộng phạm vi thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết những loại vụ việc liên quan đến việc hạn chế quyền nhân thân của công dân mà các cơ quan hành chính đang thực hiện...; hay quan điểm thừa nhận sự kiểm soát giữa các nhánh quyền lực sẽ mở ra cho Tòa án có quyền kiểm soát hoạt động của các cơ quan quyền lực khác bằng chức năng xét xử, chức năng giải thích pháp luật, quyền sáng kiến lập pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật nếu thông qua hoạt động xét xử thấy văn bản luật trái Hiến pháp, mâu thuẫn với luật khác hoặc không phù hợp với thực tiễn... Đây sẽ là những bảo đảm cao nhất đối với quyền con ngƣời.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, chúng ta đều hiểu tính độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử đóng vai trò
vô cùng quan trọng: "sự độc lập của các cơ quan tư pháp như một yếu tố quan trọng
trong Nhà nước pháp quyền để bảo đảm quyền xét xử công bằng của Tòa án đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật trong đó có cả của các quan chức và tổ chức Nhà
nước" [17, tr.161]. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm cho rằng cần phải bảo đảm cho
Tòa án độc lập thực chất trong xét xử, chứ không phải độc lập về mặt hình thức. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng để bảo đảm tính độc lập của Tòa án, ngoài việc phải hiến định quyền tƣ pháp trong tam quyền đối trọng, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm cho Tòa án có một vị trí độc lập ngang bằng với các cơ quan quyền lực lập pháp và hành pháp, thì nguyên tắc hoạt động độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm cũng phải đƣợc khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp.
Quan điểm này đƣợc các nhà lập pháp Việt Nam thể hiện trong việc bổ
sung, hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: "Thẩm
quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm" [55]. Việc bổ sung quy định nghiêm cấm sự can thiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức vào hoạt động xét xử của Tòa án là bảo đảm quan trọng hơn cho việc thực hiện nguyên tắc độc lập trên thực tế. Quan điểm này khẳng định sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm không chỉ bị giới hạn trong giai đoạn xét xử mà còn cả trong quá trình giải quyết vụ án.
Cũng nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, quan điểm cải cách tƣ pháp tập trung bảo đảm vị trí trọng tài, khâu trung tâm phán quyết của Tòa án, khẳng định tố tụng tranh tụng trong xét xử. Trƣớc nay, Tòa án vẫn chỉ đƣợc quan niệm nhƣ là một cơ quan tiến hành tố tụng giống nhƣ các cơ quan tiến hành tố
tụng khác (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát), thì hiện việc hiến định "Nguyên tắc tranh
tụng trong xét xử được bảo đảm" (khoản 5 Điều 103) [55] đã khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tƣ pháp và vai trò trọng tâm của hoạt động xét xử. Đúng nhƣ GS.TSKH. Đào Trí Úc đã khẳng định:
Không thể tạo ra đƣợc vai trò trung tâm của Tòa án nếu không có tố tụng tranh tụng và không thể có tố tụng tranh tụng nếu Tòa án không đƣợc yêu cầu bảo đảm để trở thành chủ thể duy trì pháp lý bình đẳng của các bên, bảo đảm sự tôn trọng quyền, lợi ích và quyền tự do định đoạt của các bên tố tụng [74, tr.483].
Một trong những yêu cầu đầu tiên của nhà nƣớc pháp quyền là bảo đảm một xã hội công bằng, ổn định, phát triển. Bảo vệ công bằng tức là bảo vệ những giá trị công lý và các quyền cơ bản của con ngƣời. Vậy nên, vai trò của Tòa án đƣợc coi là yếu tố hết sức quan trọng trong việc bảo vệ công lý, thúc đẩy nhân quyền ở Việt
Nam hiện nay. Mục tiêu của chiến lƣợc cải cách tƣ pháp là "Xây dựng nền tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [27]. Để thực hiện thành công mục tiêu này, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách tƣ pháp; triển khai các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của Tòa án trong việc thực hiện sứ mệnh hàng đầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân.