Đội ngũ Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 86)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN

2.4.4. Đội ngũ Thẩm phán

- Tính độc lập, vô tƣ, khách quan của Thẩm phán ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.

Chỉ có độc lập, vô tƣ, khách quan, Thẩm phán mới có đủ cƣơng quyết và bản lĩnh để bảo vệ quyền con ngƣời trƣớc các chủ thể vi phạm, đặc biệt là chủ thể Nhà nƣớc. Trong tất cả các yếu tố khiến cho Tòa án có thể duy trì đƣợc độc lập và sự cƣơng quyết của mình, độc lập của Thẩm phán là yếu tố quan trọng nhất, đƣợc coi là một thành trì để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời. Thực tế, Thẩm phán cũng là con ngƣời nên cũng bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bản năng (tình cảm cá nhân) và phức tạp (trách nhiệm và các mối quan hệ xã hội). Vì thế, độc lập của Thẩm phán phải đƣợc hiểu là độc lập trên mọi phƣơng diện (độc lập bên trong và độc lập bên ngoài). Độc lập bên trong của Thẩm phán là mọi phán quyết của thẩm phán Tòa án cấp dƣới không chịu sự chỉ đạo của Tòa án cấp trên, không bị ảnh hƣởng bởi các quan hệ nội bộ, quan hệ đồng nghiệp với nhau. Ở Tòa án, chỉ có quan hệ giữa Tòa "cấp cao hơn" và "cấp thấp hơn" về thẩm quyền tố tụng mà không có "Tòa cấp trên" và "Tòa cấp dƣới" [72, tr.201]. Điều đó đồng nghĩa với việc giữa các cấp tòa án không nên tồn tại mối quan hệ trực thuộc hành chính, không có sự phụ thuộc cấp dƣới với cấp trên về ngạch bậc, chức vụ cũng nhƣ lƣơng bổng, quyền lợi của các thẩm phán. Các bản án, quyết định phán xét sai sẽ đƣợc xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Tố

tụng dân sự... Khi xét xử, Thẩm phán không phụ thuộc vào các quyết định hoặc kết luận của Cơ quan điều tra (độc lập với hồ sơ vụ án), không bị ảnh hƣởng bởi kết luận của Viện kiểm sát (độc lập với cáo trạng và quyết định truy tố của Viện kiểm sát). Bản án của Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ đƣợc xem xét tại phiên tòa. Trong

nền tƣ pháp tranh tụng, "Tòa án đóng vai trò trung tâm của hoạt động xét xử, Tòa án

phải tạo ra sự tự do tranh luận, tự do trình bày quan điểm, chứng cứ của các bên: bên buộc tội cũng như bên bào chữa. Tòa án phải là chủ thể trung tâm của hoạt động xét xử theo nghĩa tạo mọi điều kiện cho những hoạt động tố tụng nói trên" [73, tr.22]. Tòa án đƣợc đảm bảo để trở thành chủ thể duy trì vị trí pháp lý bình đẳng của các bên, đảm bảo tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và quyền tự do định đoạt của các bên tố tụng. Thẩm phán phán quyết dựa trên các kết quả tranh tụng bình đẳng. Đó chính là yếu tố tạo nên sự vô tƣ, khách quan của Thẩm phán.

Sự phức tạp trong quá trình thực hiện quyền tƣ pháp đòi hỏi thẩm phán không chỉ độc lập bên trong mà còn phải độc lập bên ngoài, độc lập với các cơ quan, kể cả cơ quan quyền lực nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân, đƣơng sự, ngƣời thân, bạn bè, quyền lợi tài chính, nhân viên liên quan đến vụ án, áp lực xã hội... Thẩm phán không phải chịu bất kỳ sự chỉ đạo, ảnh hƣởng nào từ phía họ đối với các phán quyết của mình. "Đã nhân danh công lý và dựa vào công lý thì Tòa án phải xét xử nhƣ là một ngƣời đứng giữa, trung lập không phụ thuộc vào bên nào. Tuy nhiên, xét xử có tính đặc thù, đó là hoạt động tƣ duy của Thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên ngoài nhƣ: sức ép của các thế lực nhà nƣớc, dƣ luận xã hội, nhất là của báo chí, sức ép của các đảng phái, tôn giáo, sự căng thẳng, hung hãn của các đƣơng sự... Do vậy, để bảo vệ công lý, Thẩm phán phải vƣợt lên tất cả các sức ép ngoại cảnh để có những phán quyết khách quan, nên hoạt động xét xử tự thân nó đã phát sinh nhu cầu phải độc lập. Chỉ xét xử độc lập, Tòa án mới tồn tại đúng với bản chất của mình là cơ quan bảo vệ công lý" [63, tr.43].

Hoạt động xét xử của Tòa án không chỉ dành cho các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân công dân, mà còn cả các quan chức cao cấp của Nhà nƣớc và mở rộng tới hoạt động của các tổ chức, kể cả tổ chức quyền lực nhà nƣớc trung ƣơng khi những chủ thể này vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con ngƣời. Tòa án phải thực sự tạo áp lực để ngăn ngừa sự vi phạm quyền con ngƣời từ phía các cơ quan nhà nƣớc. Là ngƣời đại diện cho công lý, Thẩm phán đôi khi còn phải có trách nhiệm phán xét sự đúng sai của các chính sách, đƣờng lối do lập pháp và hành pháp tạo ra. Vì vậy, nếu Thẩm phán không có đƣợc đủ tính độc lập, vô tƣ, công bằng cần thiết thì quyền con ngƣời cũng khó đƣợc đảm bảo.

- Trình độ, năng lực của Thẩm phán ảnh hƣởng tới hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử.

Thẩm phán muốn độc lập, bản lĩnh, cƣơng quyết trong xét xử, trƣớc tiên thẩm phán phải có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của mình. Sự không đủ năng lực và điều kiện làm việc là cơ sở dẫn đến sự phụ thuộc của Thẩm phán. Trình độ và năng lực của Thẩm phán quyết định đến chất lƣợng của hoạt động xét xử. Việc có đƣa ra đƣợc một phán quyết đúng pháp luật, chính xác, khiến các bên phải "tâm phục khẩu phục" hay không là phụ thuộc vào năng lực của Thẩm phán. Chừng nào trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán chƣa đáp ứng đƣợc thì Thẩm phán chƣa thể thực sự độc lập trong xét xử và vẫn còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, truy tố của bên buộc tội. Hiển nhiên, quyền của những ngƣời tham gia tố tụng khó mà đƣợc đảm bảo nếu trình độ và năng lực của Thẩm phán yếu kém.

- Phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của Thẩm phán tác động tới hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.

Với danh nghĩa của Nhà nƣớc, Thẩm phán rất dễ bị cám dỗ bởi quyền lực, lợi dụng quyền hạn đƣợc giao, mƣu cầu lợi ích cá nhân, bất chấp công lí, bất chấp lƣơng tâm đổi trắng thay đen. Trong trƣờng hợp này, quyền con ngƣời không những không đƣợc bảo vệ, mà còn bị xâm hại bởi ngƣời cầm cân nảy mực. Cho nên đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán phải đƣợc quy chuẩn và Thẩm phán đƣợc quyền xét xử theo lƣơng tâm.

Các phán quyết của Thẩm phán đôi khi liên quan đến sự sống, chết của một sinh mệnh, điều này đòi hỏi Thẩm phán không có quyền đƣợc sai lầm. Thẩm phán phải là ngƣời cẩn trọng, có trách nhiệm và lƣơng tâm trong xét xử. Thẩm phán không chỉ làm hết trách nhiệm, mà còn phải làm tốt trách nhiệm. Thẩm phán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các phán quyết của mình. Trong bất kì tình huống nào, Thẩm phán cũng phải sẵn sàng bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải và công lí, không đƣợc làm oan ngƣời vô tội, bỏ lọt kẻ phạm tội. Khi xét xử, mọi chủ thể đều có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, dù tổ chức tƣ nhân hay chính quyền nhà nƣớc, công dân hay quan chức, điều này đòi hỏi ở Thẩm phán bản lĩnh, sự cƣơng quyết, lòng dũng cảm và trí óc phán đoán.

- Các điều kiện đảm bảo tính độc lập, tăng cƣờng tính chịu trách nhiệm của Thẩm phán.

Sự độc lập và vô tƣ của các thẩm phán trƣớc hết đƣợc đảm bảo bằng các địa vị nghề nghiệp của họ: dù làm việc trong tổ chức công, nhƣng các thẩm phán không phải công chức và do đó không thuộc thẩm quyền theo cấp bậc hành chính. Yêu cầu đƣợc đặt lên hàng đầu là các phán quyết của họ không thể bị thách thức hay chi phối bởi con đƣờng thăng tiến sự nghiệp. Họ đƣợc đảm bảo quyền bất khả miễn

nhiệm, yêu cầu về tính ổn định, không thay đổi vị trí công tác, nhiệm kỳ dài lâu hoặc suốt đời, lƣơng bổng phải đảm bảo; không đƣợc kiêm nhiệm các chức trách liên quan đến công quyền hoặc hoạt động chính trị.

Nhiệm kì của Thẩm phán, sự độc lập, thù lao thích đáng, các điều kiện an ninh của họ phải đƣợc pháp luật bảo đảm. Việc bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ lâu dài, thậm chí là suốt đời (nhƣ Thẩm phán ở các Tòa án liên bang Hoa Kỳ) giúp họ yên tâm công tác, không bị các hoạt động chính trị của lập pháp và hành pháp chi phối. Bởi với một nhiệm kì ngắn ngủi, họ sẽ không có đƣợc một tinh thần độc lập và cƣơng quyết, không có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh. Hơn nữa, Thẩm phán là một nghề đặc thù luôn phải chịu áp lực từ dƣ luận xã hội và bị đe dọa bởi các thế lực nguy hiểm trong xã hội, nếu không có một nhiệm kì vững chắc, dài lâu và chế độ lƣơng bổng tƣơng xứng thì ngành nghề này khó có thể tìm đƣợc những ngƣời có tài, có đức, chí công, vô tƣ trong hoạt động xét xử.

Sự đảm bảo suốt đời sự nghiệp không có nghĩa là Thẩm phán không thể bị cách chức. Để đảm bảo trách nhiệm của Thẩm phán, cần thiết phải thanh lọc các Thẩm phán biến chất. Tuy nhiên, việc kỉ luật và bãi nhiệm Thẩm phán phải giao cho một cơ quan độc lập với hành pháp. Quy trình ra quyết định kỉ luật cũng phải đƣợc thực hiện dƣới hình thức tố tụng công khai. Áp dụng kỉ luật Thẩm phán cũng phải đƣợc pháp luật quy định rõ ràng để không một ai có thể lạm dụng vị trí của mình trong quá trình kỉ luật để gây nguy hại cho nguyên tắc độc lập của Thẩm phán [17, tr.140].

Để tăng cƣờng trách nhiệm của Thẩm phán, ngoài việc giáo dục, rèn luyện bản lĩnh, ý thức đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, năng lực nghiệp vụ, thì vấn đề quan trọng và hiệu quả hơn cả là phải tạo ra các cơ chế giám sát pháp lí khi thực hiện hoạt động xét xử, giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự tố tụng của Thẩm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)