Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay thể hiện qua quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 112 - 116)

NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.3. Hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay thể hiện qua quy định của pháp luật

ở nước ta hiện nay thể hiện qua quy định của pháp luật

Đánh giá hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay thể hiện qua quy định của pháp luật chính là đánh giá hiệu quả của quy định pháp luật về bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án hiện nay nhƣ thế nào thông qua các biểu hiện nhƣ: kết quả đạt đƣợc trong thực tế do các quy định pháp luật tác động; quy định pháp luật đã đầy đủ, thống nhất chƣa; quy định pháp luật có tính khả thi không, có phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay không... Hiệu quả của quy định pháp luật phản ánh hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trên thực tế. Ở khía cạnh này, pháp luật chính là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Nếu các

quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có hiệu quả cao thì hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trong thực tế sẽ cao, ngƣợc lại, quy định pháp luật chƣa đầy đủ, chế tài chƣa nghiêm minh, thiếu tính khả thi, đồng bộ, thống nhất... thì sẽ làm hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong thực tế của Tòa án yếu, kém đi. Vậy, dƣới góc độ tiếp cận này, hiệu quả của quy định pháp luật về đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án ở nƣớc ta hiện nay nhƣ thế nào?

Thứ nhất, hiệu quả của quy định pháp luật về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiệnquyền con người

Việc Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền lực tƣ pháp thuộc về Tòa án và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời là nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án có tác động vô cùng lớn đến việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Có thể khẳng định hiệu quả của một văn bản pháp luật trƣớc hết thể hiện ở sự phản ánh của dƣ luận xã hội về văn bản đó. Quy định về quyền lực tƣ pháp và vai trò, nhiệm vụ đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trong Hiến pháp năm 2013 đã tạo đƣợc sự đồng tình ủng hộ, sự quan tâm của toàn xã hội và đƣợc các nhà khoa học pháp lý đánh giá cao trong thời gian qua. Đây đƣợc coi là một trong quy định mới, tiến bộ, phù hợp với bản chất tƣ pháp pháp quyền và công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Quy định này tác động không nhỏ đến nhận thức của xã hội về vai trò đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án, đồng thời, trở thành quy định rƣờng cột cho việc cụ thể hóa các quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án trong các văn bản pháp luật nhƣ: Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ Luật hình sự năm 2015, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật tạm giữ, tạm giam năm 2015… Nhờ đó, tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tƣ pháp đƣợc hoàn thiện tốt hơn, hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân cũng cao hơn.

Hiến pháp là bản văn thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân nên có giá trị tối cao. Cho nên có thể khẳng định các quy định của Hiến pháp năm 2013 về vị trí, vai trò, nhiệm vụ đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có hiệu quả rất cao trong việc đổi mới tƣ duy, nhận thức về quyền tƣ pháp và đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Tuy nhiên, hiệu quả này vẫn bị hạn chế khi mà pháp luật vẫn chƣa quy định cho Tòa án thẩm quyền xét xử đối với lập pháp và hành pháp, cơ chế bảo vệ Hiến pháp vẫn còn bỏ ngỏ, thẩm quyền giám sát Hiến pháp và giải thích pháp luật vẫn do Quốc hội thực hiện chứ không phải do Tòa án... Vì thế, quyền con ngƣời vẫn chƣa đƣợc Tòa án đảm bảo thực hiện tốt nhất trên thực tế.

Thứ hai, hiệu quả của quy định pháp luật về việc bảo đảm vị trí, vai trò trung tâm của Tòa án trong hoạt động xét xử

Quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử (khoản 5 Điều 103) và nguyên tắc suy đoán vô tội (khoản 1, Điều 31) đƣợc đánh giá là có hiệu quả rất cao trong việc bảo đảm quyền con ngƣời của Tòa án. Quy định này không chỉ khẳng định vị trí, vai trò trung tâm của Tòa án trong hoạt động xét xử, mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm công bằng cho tất cả các bên khi ra trƣớc công đƣờng. Quy định của Hiến pháp năm 2013 và đƣợc cụ thể hóa trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, các bộ luật tố tụng năm 2015 đã khẳng định mô hình tố tụng tranh tụng trong xét xử của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay có tính ƣu việt hơn hẳn mô hình tố tụng thẩm vấn trƣớc đây trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Các quy định này hoàn toàn đƣợc dƣ luận đồng tình ủng hộ và phù hợp với bản chất của tƣ pháp pháp quyền. Với vai trò trọng tài, Tòa án phải bảo đảm các bên có vị trí, cơ hội bình đẳng, ngang bằng nhau trong việc trình bày quan điểm cũng nhƣ đƣa ra chứng cứ chứng minh sự thật vụ án. Nếu cơ quan tố tụng không thu thập đƣợc chứng cứ buộc tội thì nghi can phải đƣợc chính thức suy đoán là vô tội. Nhiều nhà khoa học pháp lý cho rằng có thể với nguyên tắc suy đoán vô tội, nhà chức trách, xã hội buộc phải chứng kiến kẻ bị cho là thủ ác nhởn nhơ trƣớc mắt mình mà không làm đƣợc gì. Tuy nhiên, nếu sự thất bại trong việc buộc tội một ngƣời có thể khiến một gia đình phải chịu mất mát không thể bù đắp thì việc kết tội oan cho một ngƣời có thể làm tan nát cả hai gia đình, chƣa kể những hệ lụy xã hội tiêu cực kéo theo [113].

Tuy nhiên, dù hiệu quả của quy định pháp luật về việc bảo đảm vị trí, vai trò trung tâm của Tòa án trong hoạt động xét xử đƣợc đánh giá cao, nhƣng pháp luật tố tụng vẫn còn có một số quy định chƣa thống nhất, làm giảm hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Chẳng hạn, hiện nay pháp luật tố tụng của chúng ta vẫn quy định cho Tòa án trả lại hồ sơ điều tra lại (Điều 280 - BLTTHS); quy định nghĩa vụ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh sự thật khách quan của vụ án; thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án (Điều 153 - BLTTHS)... Các thẩm quyền này của Tòa án không bảo đảm đúng vai trò trọng tài, vai trò trung tâm của Tòa án trong hoạt động xét xử mà còn kéo dài việc giải quyết vụ án, vi phạm quyền con ngƣời. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 vẫn quy định thẩm quyền kiểm sát xét xử của Viện Kiểm sát, làm ảnh hƣởng đến sự bình đẳng trong tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội...

Thứ ba, hiệu quả của quy định pháp luật về việc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng

Việc bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng (quyền của ngƣời bị buộc tội, đƣơng sự, ngƣời bào chữa, ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan...) đƣợc Hiến pháp năm 2013 và pháp luật Việt Nam ghi nhận hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia. Các quy định về bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng tƣơng đối đầy đủ gồm các quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc xét xử công bằng. Các quy định này đƣợc đánh giá là có hiệu quả cao trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án nhân dân hiện nay.

Tuy nhiên, các quy định về quyền này vẫn còn một số hạn chế nhƣ khái niệm tra tấn chƣa tƣơng thích với pháp luật quốc tế, nhiều hành động thuộc phạm trù tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục theo Luật nhân quyền quốc tế còn chƣa đƣợc quy định. Các vấn đề về tạm giam, tạm giữ còn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn [67, tr.52]. Theo Báo cáo của Bộ Công an, con số 226 ngƣời chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đƣợc lý giải nguyên nhân chủ yếu do đối tƣợng chết vì bệnh lý và tự sát [110]. Điều đó cho thấy điều kiện tạm giam, tạm giữ còn quá khắc nghiệt, chƣa bảo đảm.

Bên cạnh đó, việc quy định thẩm quyền bắt, giam giữ chƣa thành nguyên tắc; thời hạn tạm giữ quá lâu, vi phạm quyền đƣợc xét xử kịp thời, công bằng, công

khai; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không qua thủ tục tƣ pháp,... Chẳng

hạn, BLTTHS năm 2015 vẫn quy định cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có thẩm quyền ban hành các quyết định có liên quan đến việc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân, trong đó, đặc biệt là các quyền về tự do thân thể, nhà ở, đồ vật, thƣ tín, bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét nhà ở… Mặc dù Hiến pháp năm 2013 quy định không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, nhƣng thực tế Tòa án rất ít khi thực hiện quyền tƣ pháp ra phán quyết hoặc kiểm tra việc ra phán quyết trong việc hạn chế quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân nói trên.

Thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội, pháp luật tố tụng năm 2015 đã có những quy định bổ sung về quyền của ngƣời bào chữa nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Tuy nhiên, theo các quy định này, ngƣời bào chữa (luật sƣ) vẫn chƣa có quyền tham gia tranh tụng ngay từ đầu của quá trình tố tụng, mà chỉ đƣợc tham gia bào chữa (xem xét tài liệu, chứng cứ buộc tội) khi đã hoàn tất các hoạt động điều tra và chuyển sang giai đoạn truy tố. Vì vậy, quy định đối với ngƣời bào chữa cho thấy việc tranh tụng tại phiên tòa thiếu cơ sở thực tế do ở các giai đoạn tố tụng tiền xét xử chƣa thể hiện đậm nét tính tranh tụng nên việc tranh tụng trong xét xử còn mang tính hình thức chƣa thực chất [6, tr.175].

Tuy đánh giá cao hiệu quả của quy định pháp luật về bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng, nhƣng những hạn chế kể trên cũng làm giảm hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 112 - 116)