NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2.1. Phương thức đảm bảo thực hiện quyền con người thông qua hoạt động giám sát tư pháp, ngăn ngừa sự vi phạm nhân quyền từ chính các cơ quan
động giám sát tư pháp, ngăn ngừa sự vi phạm nhân quyền từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng
Khác với quyền tƣ pháp trong các nhà nƣớc tƣ sản hiện đại đƣợc phân định rõ ràng là quyền xét xử và đƣợc tổ chức độc lập, ngang bằng với các nhánh quyền lực khác nhằm mục đích kìm chế và đối trọng lẫn nhau, quyền tƣ pháp ở nƣớc ta tuy đã đƣợc hiến định là một trong ba nhánh quyền lực cùng với lập pháp và hành pháp tạo thành quyền lực nhà nƣớc thống nhất nhƣng lại không xác định rõ phạm vi của quyền
tƣ pháp nên quyền tƣ pháp với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
đƣợc phân giao cho nhiều cơ quan thực hiện, trong đó có cơ quan đúng nghĩa là cơ quan tƣ pháp nhƣ TAND các cấp (thực hiện quyền xét xử), nhƣng cũng có cơ quan không phải là cơ quan tƣ pháp mà là cơ quan kiểm sát (thực hành quyền công tố) và thậm chí là cơ quan hành chính (thực hành quyền điều tra và thi hành án). Do vậy, khác với nhiều nhà nƣớc trên thế giới cho rằng hoạt động giám sát tƣ pháp phải đƣợc thực hiện bởi chính quyền lực tƣ pháp thì giám sát hoạt động tƣ pháp ở nƣớc ta thực hiện theo cơ chế kiểm soát từ cao xuống thấp bởi các thiết chế nhà nƣớc, mỗi thiết chế đƣợc phân công, phân nhiệm thực hiện những quyền giám sát nhất định, trong đó Quốc
hội là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" đóng vai trò "thực hiện quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước".
Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc đối với hoạt động tƣ pháp là thông qua các báo cáo công tác tƣ pháp để đánh giá sự vận hành của hệ thống tƣ pháp, phát hiện những sai sót bất cập, hạn chế để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh về mặt tổ chức, hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, góp phần xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đồng thời để đánh giá tính hiệu quả của pháp luật, nhằm điều chỉnh các chính sách, sửa đổi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng về lĩnh vực tƣ pháp. Tuy nhiên, càng ngày việc giám sát hoạt động tƣ pháp của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc (chẳng hạn, UBTP của Quốc hội) càng can thiệp sâu vào những vụ việc cụ thể, ảnh hƣởng đến hoạt động độc lập xét xử của Tòa án.
Ngoài cơ chế giám sát từ các cơ quan quyền lực nhà nƣớc nhƣ trên, việc giám sát trực tiếp các hoạt động xét xử của Tòa án hiện nay đƣợc giao cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Cũng giống việc tổ chức và hoạt động của VKSND ở
các nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, VKSND ở nƣớc ta đƣợc giao đồng thời "thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp". Trong khi đó, ở các nhà nƣớc khác, Viện kiểm sát (Viện Công tố) thuộc hành pháp và chỉ thực hành quyền công tố. Hiện nay, việc Viện kiểm sát (Viện Công tố) không nên thực hiện quyền kiểm sát tƣ pháp là quan điểm đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ. Về lý luận, việc bỏ thẩm quyền kiểm sát tƣ pháp của Viện kiểm sát là để bảo đảm nguyên tắc tố tụng tranh tụng, bảo đảm sự bình đẳng, ngang bằng trong việc tranh tụng giữa bên buộc tội với bên gỡ tội; đồng thời bảo đảm tính độc lập, trọng tài, trung tâm của Tòa án trong xét xử. Về thực tiễn, việc kiểm soát tƣ pháp của Viện kiểm sát trong các phiên tòa sẽ tác động không nhỏ tới hiệu quả xét xử của Thẩm phán, nhiều thẩm phán để tránh "rắc rối" đã phán xử cho "vừa lòng" Viện kiểm sát, vì thế đã vi phạm nguyên tắc độc lập, vô tƣ, vi phạm nhân quyền.
Bỏ hoạt động giám sát tƣ pháp của các thiết chế nhà nƣớc đối với Tòa án không có nghĩa là không có cơ chế giám sát hoạt động tƣ pháp. Thực chất, hoạt động tƣ pháp tự bản thân nó đã là sự giám sát. Đúng nhƣ GS.TS. Nguyễn Đăng Dung khẳng định:
Hoạt động điều tra phải kiểm soát hoạt động ngăn chặn, hoạt động truy tố phải kiểm soát đƣợc hoạt động điều tra, hoạt động xét xử phải kiểm soát đƣợc hoạt động truy tố, hoạt động bào chữa kiểm soát, ngăn chặn đƣợc hoạt động truy tố, và đến lƣợt mình, tất cả các hoạt động nói trên đều phải kiểm tra, ngăn chặn bằng hoạt động của Thẩm phán, có nhƣ vậy, quyền con ngƣời mới có nhiều cơ hội đƣợc bảo đảm [67, tr.754]. Bản thân hoạt động tƣ pháp luôn bị giám sát bởi các quy trình thủ tục tố tụng chặt chẽ, công khai; ngoài ra, hoạt động xét xử bị giám sát bởi các cấp xét xử, bởi thủ tục giám đốc thẩm, tải thẩm, bởi những ngƣời tham gia tố tụng... Cho nên có thể nói, Tƣ pháp là thiết chế có khả năng nhất trong việc giám sát các thiết chế quyền lực nhà nƣớc, kể cả quyền lực tƣ pháp.