NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN
2.4.3. Yếu tố kinh tế xã hộ
Các điều kiện kinh tế - xã hội đều có tác động đến hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án. Khi điều kiện xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, văn hóa pháp luật tốt thì hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án sẽ đƣợc nâng cao và ngƣợc lại.Tƣơng tự nhƣ vậy, một nền kinh tế phát triển lành mạnh ở trình độ cao sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa truyền thống, lịch sử, địa lý cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới ý thức công lý của ngƣời dân. Chẳng hạn, trong tiềm thức của ngƣời phƣơng Đông, khái niệm công lý thƣờng đƣợc cho là những gì đúng đắn, phù hợp với đạo lý đƣợc cả xã hội chấp thuận. Tính đồng thuận, tính cộng đồng ăn sâu bám rễ vào xã hội với truyền thống tƣơng thân tƣơng ái, tình làng nghĩa xóm, tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự lực, tự cƣờng... nên trong mâu thuẫn ngƣời ta thƣờng tự giải quyết theo kiểu "chín bỏ làm mƣời", "một điều nhịn chín điều lành" và vấn đề giải quyết phải "có lý, có tình". Lý, tình ở đây là phải đƣợc sự ủng hộ của dƣ luận xã hội, của số đông cho là đúng đắn, hợp đạo lý... Nhƣng trong quan niệm của phƣơng Tây, tự do và sở hữu cá nhân đƣợc đề cao. Công lý là sự giải quyết công bằng giữa các cá nhân với nhau, là tôn trọng quyền tự do của cá nhân, cá nhân này không đƣợc xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác. Khi quyền, tự do bị xâm phạm họ sẽ sử dụng thiết chế quyền lực để giải quyết mâu thuẫn. Nhƣ vậy, sự khác biệt về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, nhận thức và lối sống, v.v. dẫn tới những cách hiểu và cách áp dụng khác nhau với các quyền con ngƣời. Điều đó cũng ảnh hƣởng tới hiệu quả bảo vệ quyền con ngƣời khi chúng bị xâm phạm.