Phương thức đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án nhân dân thông qua hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 104)

NGƢỜI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.3. Phương thức đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án nhân dân thông qua hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự

dân thông qua hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự

Việc chứng thực các sự kiện pháp lý (gọi chung là việc dân sự) tuy không phải là vụ việc tranh chấp dân sự nhƣng lại liên quan đến quyền lợi của rất nhiều ngƣời do phát sinh từ sự chứng thực này. Chính vì thế, để bảo đảm quyền lợi cho họ, việc chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự đƣợc giao cho Tòa án thực hiện và theo những trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã dành hẳn 12 chƣơng (từ Chƣơng 23 đến Chƣơng 43); 62 Điều (từ Điều 361 đến Điều 422) để quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung trình tự thủ tục tố tụng chung cho giải quyết các việc dân sự và một số thủ tục riêng cho việc dân sự cụ thể mang tính đặc thù để phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhƣ: Bổ sung thủ tục yêu cầu tuyên bố một ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Chƣơng 24); thủ tục công nhận thuận tình ly hôn (Chƣơng 28); thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (Chƣơng 29); bổ sung

thêm các quy định về việc ngƣời khởi kiện, ngƣời yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài xác định địa chỉ của đƣơng sự. Trong trƣờng hợp không xác định đƣợc địa chỉ của đƣơng sự ở nƣớc ngoài thì có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm ngƣời vắng mặt tại nơi cƣ trú, tuyên bố đƣơng sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nƣớc ngoài hoặc điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên...

Thực tế trong những năm qua, số lƣợng các việc dân sự đƣợc ngƣời dân yêu cầu Tòa giải quyết ngày càng tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2008, Tòa án nhân dân đã giải quyết 2.964 vụ, năm 2010 giải quyết 4.363 vụ, đến năm 2012 giải quyết 4.786 vụ. Nhƣ vậy có thể thấy, nhu cầu giải quyết các việc dân sự của ngƣời dân rất cao, số lƣợng việc dân sự đƣa đến Tòa yêu cầu giải quyết ngày càng tăng chứng tỏ ngƣời dân ngày càng tin tƣởng và tìm đến Tòa án để đƣợc bảo đảm các quyền lợi của mình.

Việc chứng thực các sự kiện pháp lý là một trong những hoạt động của Tòa án nhằm bảo đảm quyền con ngƣời. Với tinh thần Tòa án không đƣợc từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chƣa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 - BLTTDS năm 2015), thì việc giải quyết của Tòa án không chỉ giới hạn ở những vụ việc đƣợc liệt kê nhƣ quy định của pháp luật hiện nay mà đang mở ra những thẩm quyền và trọng trách to lớn của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Điều đó cho thấy, Tòa án chính là thiết chế có khả năng nhất trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, không chỉ bảo vệ các quyền bị xâm phạm mà còn đảm bảo cho các quyền đƣợc thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 104)