Việc ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền là nghĩa vụ của mọi quốc gia trên thế giới. Bảo vệ quyền con ngƣời trƣớc hết và chủ yếu thuộc nghĩa vụ của Nhà nƣớc. Trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc, lập pháp, hành pháp và tƣ pháp có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau, độc lập với nhau trong một thể thống nhất và đều hƣớng tới bảo đảm, thúc đẩy quyền con ngƣời. Khác với lập pháp và hành pháp, Tòa án đảm đƣơng sứ mệnh vẻ vang bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời. Với chức năng thực hiện quyền tƣ pháp, Tòa án chính là thành trì của công lý và quyền con ngƣời. Tất cả các hoạt động của Tòa án đều hƣớng tới mục đích đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, trong đó hoạt động xét xử là hoạt động cơ bản, chủ đạo của Tòa án. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị hại, ngăn chặn, xử lý các vi phạm và khắc phục những thiệt hại do hành vi xâm hại gây ra, trả lại công bằng cho ngƣời bị hại mà Tòa án còn phải tôn trọng, bảo đảm quyền của những ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ ngƣời bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn dân sự, ngƣời bào chữa, ngƣời làm chứng,...
Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án thực hiện quyền tƣ pháp và có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời đã mở ra khả năng cho việc cần phải phân định rõ ràng giữa ba chức năng hoạt động tƣ pháp: buộc tội, gỡ tội và xét xử. Tƣơng ứng với ba chức năng này là các chủ thể khác nhau. Buộc tội gồm công tố, điều tra, ngƣời bị hại, nhân chứng. Gỡ tội gồm luật sƣ bào chữa, bị can, bị cáo, ngƣời làm chứng. Chức năng xét xử do Tòa án đảm nhiệm với chủ thể là các thẩm phán và hội thẩm có trách nhiệm làm trọng tài giữa hai bên mà cân bằng nhau về quyền hạn và trách nhiệm: Bên nguyên và bên bị của vụ án phi hình sự (dân sự, hành chính); bên buộc tội và bên gỡ tội đối với các vụ án hình sự. Nhƣ vậy, với chức năng làm trọng tài giữa các bên, để bảo vệ quyền con ngƣời, Tòa án phải là thiết chế độc lập, vô tƣ và khách quan.
Những năm qua, Tòa án đã có nhiều cải cách phù hợp mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời thông qua các hoạt động, chức năng đƣợc giao. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, nhận thức của một vài bộ phận xã hội và nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến tính độc lập của Tòa án, nên vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan sai, tồn đọng án, bỏ lọt tội phạm, việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án vì thế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, mong muốn của ngƣời dân. Chính vì vậy, để xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, Tòa án vẫn phải tiếp tục đƣợc cải cách, đổi mới. Những giải pháp nhằm bảo đảm độc lập cho Tòa án; mở rộng thẩm quyền kiểm soát của Tòa án đối với lập pháp và hành pháp; bảo đảm hoạt động xét xử công bằng, công khai, minh bạch; hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về các nguyên tắc bảo đảm quyền của ngƣời tham gia tố tụng... đều hƣớng tới mục đích nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án trong bộ máy quyền lực nhà nƣớc, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của Tòa án,bảo đảm quyền con ngƣời, tăng cƣờng quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân, góp phần vào sự thành công của công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Do giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án và để nhằm bảo đảm cho các giải pháp đã đƣợc luận án đề xuất phát huy hiệu quả trong thực tiễn, thì cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ các cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn của những vấn đề khoa học sau:
- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế bảo đảm tính độc lập của Tòa án và Thẩm phán, các thể chế buộc Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về hành động của mình;
- Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế bảo đảm việc tranh tụng thực chất hơn ở tất cả các giai đoạn tố tụng;
- Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, tiến tới thành lập Tòa án Hiến pháp hoặc giao cho Tòa án thẩm quyền kiểm hiến, xét xử hành vi vi hiến; nghiên cứu xây dựng chế định tố tụng hiến pháp;
- Tiếp tục nghiên cứu pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định tố tụng nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án.