Khái niệm về quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 46)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN

2.1.1. Khái niệm về quyền con ngườ

Quyền con ngƣời hay nhân quyền (theo Hán - Việt) là một phạm trù đa diện, đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau, do đó có hàng trăm cách hiểu khác nhau. Trong khoa học pháp lý, chỉ riêng nội hàm thuật ngữ quyền con ngƣời đã có rất nhiều định nghĩa nhƣng chƣa có định nghĩa nào bao hàm hết đƣợc nội dung khái niệm quyền con ngƣời [15, tr.39]. Quyền con ngƣời thƣờng đƣợc cho là những nhu cầu thiết thân gắn liền với mỗi cá nhân con ngƣời trong xã hội, đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

Theo dòng lịch sử, khái niệm quyền con ngƣời đã manh nha từ rất sớm. Ngay từ thời Cổ đại, nhà triết học Zeno (333-264 TCN) đã chỉ ra rằng không ai sinh ra đã là một nô lệ hết cả, họ là nô lệ chỉ vì bị tƣớc đoạt tự do của con ngƣời. Đến thế kỷ 16-17, các triết gia nhƣ Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1731-1809),... cũng đều cho rằng Khế ƣớc xã hội giữa Nhà nƣớc và công dân chính là để bảo vệ cho các quyền tự nhiên của con ngƣời [15, tr.44]. Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã khẳng định rằng: "Tất cả mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đƣợc; trong những quyền ấy có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc". Tuyên ngôn này là một trong những định nghĩa súc tích nhất về quyền con ngƣời mà rất nhiều văn kiện chính trị - xã hội thƣờng trích dẫn để chứng minh rằng quyền con ngƣời là những quyền tự nhiên, vốn có, bất khả xâm phạm, những quyền do Tạo hóa sinh ra. Do vậy, không một chủ thể nào, kể cả nhà nƣớc, có thể ban phát hay tƣớc bỏ các quyền bẩm sinh, vốn có đó của mọi cá nhân thành viên trong xã hội [15, tr.42].

Khái niệm về quyền con ngƣời gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời và phải mất hàng nghìn năm lịch sử, con ngƣời mới nhận thức một cách đầy đủ về vấn đề nhân quyền. Ngƣời ta cho rằng nhân quyền chỉ đƣợc đặt ra khi con ngƣời bị tƣớc đoạt mất quyền sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc nên phải đấu tranh giành lấy quyền đó, ví dụ cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô. Đấy là cuộc đấu tranh vì nhân quyền đầu tiên thời chiếm hữu nô lệ Cổ đại. Nhƣng phải đến cuộc cách

mạng tƣ sản thế kỷ 18, quyền con ngƣời mới đƣợc ghi nhận thành tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 1776 và tuyên ngôn nhân quyền và quyền công dân năm 1789 của Pháp. Điều đó thể hiện "khát vọng của loài ngƣời sau nhiều thiên niên kỷ bị tƣớc đoạt quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc dƣới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến" [22, tr.113].

Kể từ cuộc cách mạng tƣ sản Pháp năm 1789, cuộc đấu tranh của giai cấp tƣ sản lật đổ chế độ phong kiến, một loạt các quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc xác nhận nhƣ: quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, quyền đƣợc bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái pháp luật, quyền đƣợc coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tƣ tƣởng, tự do tín ngƣỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nƣớc.... Cùng với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, các quyền này ngày càng đƣợc mở rộng thêm những quyền về các cơ hội phát triển cả thể chất và trí tuệ, tinh thần nhƣ quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe, quyền đƣợc có việc làm, quyền đƣợc bảo trợ xã hội, đƣợc giáo dục... Các quyền cụ thể này đƣợc ghi nhận thành tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ƣớc của Liên hợp quốc năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ƣớc của Liên hợp quốc năm 1996 về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR)..., hợp thành văn kiện pháp lý quan trọng làm rƣờng cột cho quy định nhân quyền của pháp luật quốc gia.

Điều đó cho thấy, tuy quyền con ngƣời đƣợc hiểu là những đặc quyền tự nhiên mà có nhƣng chúng chỉ đƣợc coi là bất khả xâm phạm khi đƣợc pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Có nghĩa là, con ngƣời sinh ra "bẩm sinh" đã có quyền nhƣng những quyền đó chỉ có thể trở thành quyền khi đƣợc Nhà nƣớc ghi nhận, bảo đảm. Bởi vì, những giá trị quyền con ngƣời luôn gắn với các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Tự nhiên sinh tồn cho thấy, quyền của ngƣời này cũng có thể đi cùng với sự tƣớc đoạt quyền và tự do của ngƣời khác (chẳng hạn, để bảo vệ quyền sống của mình, ngƣời ta có thể tƣớc đoạt sinh mạng hay tài sản của ngƣời khác). Chính vì vậy, để bảo đảm môi trƣờng sống an toàn, phát triển, bảo đảm quyền cho tất cả mọi ngƣời, những quyền này cần phải đƣợc pháp luật điều chỉnh và đảm bảo thực hiện trong thực tiễn. Do vậy, quyền con ngƣời trở thành các quy tắc xử sự chung đƣợc Nhà nƣớc thừa

nhận và đảm bảo thực hiện, chống lại sự xâm phạm bởi các chủ thể khác.

Quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc xác lập về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng. Việc ghi nhận của pháp luật không chỉ bảo đảm các quyền khỏi sự xâm phạm giữa cá nhân với cá nhân mà còn bảo đảm quyền của công dân khỏi sự xâm phạm bởi chủ thể Nhà nƣớc. Các

quyền đó càng đƣợc mở rộng bao nhiêu thì quyền lực nhà nƣớc càng bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu.

2.1.2. Khái niệm đảm bảo thực hiện quyền con người và các đặc trưng cơ

bản của đảm bảo thực hiệnquyền con người trong hoạt động của Tòa án

2.1.2.1. Khái niệm đảm bảo thực hiện quyền con người trong hoạt động của Tòa án

"Đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời" và "bảo vệ quyền con ngƣời" là hai khái niệm khoa học pháp lý tƣơng đối trừu tƣợng, phức tạp, khó khái quát và phân tách minh bạch ngữ nghĩa. Tuy nhiên, rõ ràng nội hàm của hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, xuất bản năm 1998, bảo đảm/đảm bảo có nghĩa là: làm cho chắc chắn thực hiện đƣợc, giữ gìn đƣợc hoặc có đầy đủ những gì cần thiết.... [84, tr.36]; bảo vệ có nghĩa là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn đƣợc nguyên vẹn...[84, tr.37]. Từ hai định nghĩa này, có thể thấy thuật ngữ "bảo đảm" có nội hàm rộng hơn thuật ngữ "bảo vệ", nghĩa là trong "bảo đảm" có bao gồm cả nội hàm "bảo vệ". Chẳng hạn, để thực hiện nội dung "làm cho chắc chắn thực hiện đƣợc, giữ gìn đƣợc", chủ thể bảo đảm phải sử dụng các phƣơng thức để "thực hiện đƣợc", "giữ gìn đƣợc" (chẳng hạn chủ thể bảo đảm phải tự thực hiện hoặc bắt buộc chủ thể khác phải thực hiện một việc gì đó nhằm làm cho việc đó chắc chắn đƣợc thực hiện - phƣơng thức kiểm soát, giám sát), trong đó bao gồm có cả phƣơng thức phải chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nó luôn luôn đƣợc nguyên vẹn (bảo vệ).

Từ định nghĩa của khái niệm đảm bảo/bảo đảm, có thể hiểu đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời là cách thức làm cho các quyền con ngƣời chắc chắn thực hiện đƣợc; làm cho các quyền con ngƣời đƣợc bảo vệ, đƣợc tôn trọng (giữ gìn đƣợc) hoặc đƣợc hỗ trợ thực hiện (có đầy đủ những gì cần thiết).

Có thể thấy khái niệm đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời đƣợc tiếp cận từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp (có thể hiểu ở nghĩa hẹp chỉ là bảo vệ (gìn giữ đƣợc) hoặc hỗ trợ thực hiện (có đầy đủ những gì cần thiết)). Tuy nhiên, NCS chọn tiếp cận khái niệm đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời ở nghĩa rộng, tức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời là làm cho quyền con ngƣời chắc chắn thực hiện đƣợc, thực thi đƣợc trên thực tế.

Làm cho quyền con ngƣời chắc chắn thực hiện đƣợc nghĩa là không chỉ bản thân chủ thể đảm bảo phải trực tiếp thực hiện quyền con ngƣời mà còn phải làm cho mọi chủ thể khác phải thực hiện quyền con ngƣời (nhƣ vậy ở đây ngoài nghĩa thực hiện, còn cả nghĩa bảo vệ, hỗ trợ thực hiện)

Cách tiếp cận này phù hợp với phạm vi nghiên cứu luận án đề ra và cũng phù hợp với với nội hàm về bảo đảm quyền con ngƣời do giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời - Giáo trình của Khoa Luật ĐHQGHN đã đề cập khi nói đến nghĩa vụ quốc gia về quyền con ngƣời.

Theo đó, nghĩa vụ của quốc gia trong việc bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc thể hiện ở ba hình thức cụ thể:

1) Nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect) quyền con ngƣời, nghĩa là các nhà nƣớc phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp và gián tiếp, vào việc thụ hƣởng các quyền con ngƣời đã đƣợc ghi nhận trong pháp luật.

2) Nghĩa vụ bảo vệ (obligation to protect) quyền con ngƣời, đòi hỏi các nhà nƣớc phải ngăn chặn sự vi phạm quyền con ngƣời của các bên thứ ba. Đây đƣợc coi là nghĩa vụ chủ động, bởi để ngăn chặn vi phạm quyền con ngƣời của các bên thứ ba, Nhà nƣớc phải chủ động đƣa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm.

3) Nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil) quyền con ngƣời, nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nƣớc phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân hƣởng thụ đầy đủ các quyền con ngƣời thông qua những kế hoạch, chƣơng trình cụ thể để đảm bảo cho mọi công dân có thể hƣởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con ngƣời. Nghĩa vụ này liên quan mật thiết đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (các quyền thụ động) [15, tr.84].

Ngoài ba nghĩa vụ này, cần bổ sung thêm việc Nhà nƣớc phải có phƣơng thức làm cho quyền con ngƣời chắc chắn đƣợc thực hiện thông qua các cơ chế pháp lý nhƣ giám sát, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, thì quyền con ngƣời mới có giá trị trong thực tiễn.

Theo Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, "bảo đảm quyền" (garantie

des droits) (LHP) có nghĩa là "những quy định về quyền con người trong Hiến

pháp nhằm đảm bảo tối đa giá trị pháp lý đối với quyền con người và nếu có cơ chế giám sát tính hợp hiến hữu hiệu thì quyền con người sẽ được bảo đảm một cách tối đa" [46, tr.397].

Phân biệt về khái niệm đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời và bảo vệ quyền con ngƣời dƣới góc độ pháp lý, đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời có nội hàm rộng hơn bảo vệ quyền con ngƣời, nó bao gồm cả nội dung tôn trọng, bảo vệ và hỗ trợ hƣởng thụ quyền. Còn bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc hiểu là việc đƣa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm nhân quyền [67, tr.770-771]. Nhƣ vậy, "đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời" và "bảo vệ quyền con

ngƣời" là hai khái niệm tƣơng đối gần nhau nhƣng không đồng nhất. Khi quyền con ngƣời bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm thì Nhà nƣớc phải có biện pháp để bảo vệ cho nó đƣợc nguyên vẹn, khôi phục lại hiện trạng của nó, nhƣng để đảm bảo thực hiện quyền ngoài cách thức bảo vệ các quyền bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm, Nhà nƣớc còn phải tiến hành các cách thức khác để các quyền đã đƣợc ghi nhận chắc chắn đƣợc thực hiện, đƣợc tôn trọng, đƣợc phát triển, phòng ngừa sự vi phạm từ các chủ thể khác... đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời là trách nhiệm của mọi nhà nƣớc. Nhà nƣớc thực hiện trách nhiệm đó bằng các cơ chế pháp lý, mà trƣớc hết thông qua hệ thống các cơ quan nhà nƣớc bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp (Tòa án). Các cơ quan nhà nƣớc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua chức năng hoạt động của mình.

Tòa án đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua các chức năng, hoạt động đƣợc giao. Hoạt động xét xử đƣợc coi là hoạt động bảo vệ công lý và là hoạt động riêng có của Tòa án, nghĩa là chức năng xét xử chỉ thuộc về Tòa án, ngoài các cơ quan là Tòa án ra, không có cơ quan nhà nƣớc nào đƣợc thực hiện chức năng xét xử. Phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời bằng hoạt động xét xử là phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trực tiếp và thiết yếu của Tòa án. Trong hoạt động xét xử, Tòa án không chỉ bảo vệ các quyền bị vi phạm, khôi phục quyền và sự công bằng cho ngƣời bị hại mà còn tôn trọng, đảm bảo thực hiện quyền của các chủ thể tham gia tố tụng khác.

Mặc dù chức năng xét xử là chức năng chính, chủ đạo của Tòa án và chỉ duy nhất Tòa án đƣợc thực hiện nhƣng hoạt động xét xử không phải là hoạt động duy nhất của Tòa án. Ngoài hoạt động xét xử, Tòa án còn đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua các hoạt động khác nhƣ hoạt động giám sát (giám đốc xét xử theo thủ tục tố tụng, giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khác (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Thi hành án) liên quan đến việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế, ngăn chặn nhƣ: bắt, tạm giam, tạm giữ, khám xét, thi hành án...); hoạt động bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; hoạt động giải thích pháp luật, xây dựng án lệ; hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự nhƣ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, tuyên bố một ngƣời đã mất tích, đã chết, xác nhận tình trạng năng lực hành vi.

Đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời trong các hoạt động của Tòa án đƣợc thể hiện ở các phƣơng thức sau:

- Quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo thực hiện thông qua hoạt động bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, kiểm soát các văn bản quy phạm của hành pháp;

hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế của nhà nƣớc có tính chất tố tụng, ngăn ngừa sự vi phạm nhân quyền từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng;

- Quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo thực hiện thông qua hoạt động xét xử các hành vi phạm pháp và tranh chấp cụ thể;

- Quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo thực hiện thông qua hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự nhƣ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, tuyên bố một ngƣời đã mất tích, đã chết, xác nhận tình trạng năng lực hành vi;

- Quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo thực hiện và thúc đẩy, ngăn ngừa sự xâm hại quyền từ các chủ thể khác thông qua hoạt động giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, ý thức công lý cho ngƣời dân.

Từ các phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có thể thấy, bên cạnh việc đảm bảo thực hiện trực tiếp các quyền của những ngƣời tham gia tố tụng, Tòa án còn bảo đảm, thúc đẩy thực hiện quyền con ngƣời trong thực tiễn cuộc sống. Những quyền mà Tòa án đảm bảo thực hiện trƣớc hết là những quyền đã đƣợc Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Tòa án đảm bảo thực hiện các quyền đó khi chúng bị vi phạm hoặc có nguy cơ bị vi phạm bởi chủ thể thứ ba; khi chúng không đƣợc các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện hoặc thực hiện không đúng; khi chúng đƣợc phát sinh từ các sự kiện pháp lý; hoặc khi chủ thể quyền chƣa biết đƣợc quyền để thụ hƣởng... Ngoài ra, Tòa án còn đảm bảo thực hiện cả những quyền phát sinh từ sự phát triển không ngừng của xã hội, phù hợp với các chuẩn mực xã hội nhƣng chƣa đƣợc Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)