Các phương thức đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 78)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TÒA ÁN

2.3.Các phương thức đảm bảo thực hiện quyền con người của Tòa án

Với các chức năng đƣợc giao, Tòa án chính là cơ quan có khả năng nhất trong việc giới hạn quyền lực nhà nƣớc, bảo vệ nhân quyền. Tòa án đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời chủ yếu thông qua năm phƣơng thức sau: i) đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua hoạt động giám sát hiến pháp và pháp luật, đây là cách thức đảm bảo ở mức cao nhất, phƣơng thức giới hạn quyền lực nhà nƣớc; ii) đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua hoạt động giám sát tính hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc có tính chất tố tụng, ngăn ngừa sự vi phạm nhân quyền từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng; iii) bảo vệ trực tiếp các quyền bị vi phạm, đảm bảo thực hiện quyền của ngƣời tham gia tố tụng thông qua hoạt động xét xử, đây là cách thức đảm bảo cơ bản, phổ biến nhất, thể hiện bản chất của quyền tƣ pháp, quyền xét xử của Tòa án; iv) đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua hoạt động chứng thực các sự kiện pháp lý dân sự nhƣ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, tuyên bố một ngƣời đã mất tích, đã chết, xác nhận tình trạng năng lực hành vi; v) đảm bảo thực hiện và thúc đẩy quyền con ngƣời, ngăn ngừa sự xâm hại quyền từ các chủ thể khác thông qua hoạt động giải thích, áp dụng pháp luật và việc xây dựng, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công lý cho ngƣời dân, đây là cách thức tác động gián tiếp đến ý thức về quyền của các chủ thể trong xã hội.

Những phân tích dƣới đây sẽ cho thấy nội dung và phƣơng thức đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời của Tòa án có nhiều đặc thù so với các ngành quyền lực khác.

2.3.1. Tòa án bảo đảm bảo thực hiện con người thông qua hoạt động giám

sát Hiến pháp và pháp luật, kiểm soát các văn bản quy phạm của hành pháp

Dù quyền con ngƣời có là bẩm sinh, vốn có (nguồn gốc tự nhiên) hay phải do các nhà nƣớc quy định (nguồn gốc pháp lý), thì việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật [15, tr.53]. Việc quy định các nội dung về quyền con ngƣời bao gồm

quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong luật quốc tế và pháp luật quốc gia, trƣớc hết là những bảo đảm pháp lý cho các quyền đƣợc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện, đồng thời để chủ thể của các quyền biết mà hƣởng thụ và ngăn ngừa những chủ thể khác vi phạm các quyền đã đƣợc ghi nhận đó. Hầu hết các quyền tự nhiên, vốn có của con ngƣời không thể đƣợc đảm bảo đầy đủ nếu không đƣợc ghi nhận thành pháp luật, thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất cho tất cả các chủ thể trong xã hội. Hiến pháp và Pháp luật chính là công cụ giúp Nhà nƣớc buộc các chủ thể khác nhau trong xã hội tuân thủ, thực thi các quyền con ngƣời, đồng thời cũng là công cụ của các cá nhân trong việc bảo vệ các quyền của mình thông qua việc vận dụng các quy phạm pháp lý. Đúng nhƣ GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đã

nói: "Nếu như không có vấn đề bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không

cần có một bản Hiến pháp cho mỗi quốc gia" [22, tr.113].

Hiến pháp ra đời cùng với cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản, đánh dấu một bƣớc tiến vƣợt bậc của chế độ dân chủ. Đó là bản khế ƣớc của toàn xã hội ghi nhận tất cả các quyền tự do dân chủ của nhân dân, các quyền cơ bản của con ngƣời, ghi nhận quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Đó cũng là văn bản quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc với những biện pháp tối ƣu, bảo đảm hạn chế quyền lực nhà nƣớc trƣớc các nguy cơ lạm quyền. Hiến pháp chính là chuẩn mực, khuôn thƣớc cho mọi hành vi của nhà nƣớc và công dân. Vì vậy, Hiến pháp có quyền tối thƣợng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Các hành vi vi phạm Hiến pháp của các quan chức cũng nhƣ nhân viên đều bị truy tố trƣớc pháp luật. Mọi đạo luật mâu thuẫn với Hiến pháp đều vô hiệu. Lịch sử đã chỉ ra rằng chỉ có thể giao cho ngành tƣ pháp thẩm quyền và nhiệm vụ tuyên bố luật áp dụng đó có hợp hiến hay không, đạo luật nào vô hiệu và quyết định áp dụng luật nào, mới là phƣơng thức bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền hiến định đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.

Hiển nhiên, việc tuyên bố các quyền con ngƣời trong Hiến pháp và pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhƣng để đảm bảo nó đƣợc tôn trọng và thực thi trong thực tiễn cuộc sống còn quan trọng hơn. Là một văn bản có giá trị pháp lý tối cao, khi Hiến pháp đƣợc tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh có thể thấy một nền hiến pháp vững chắc, một xã hội bền vững và dân chủ pháp quyền đƣợc đề cao. Ngƣợc lại, khi Hiến pháp bị vi phạm thì kỷ cƣơng quốc gia, trật tự xã hội, quyền con ngƣời có vấn đề [72, tr.121-122]. Tất cả các trƣờng hợp vi hiến đều có khả năng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con ngƣời. Vì vậy, để ngăn ngừa những khả năng đó xảy ra và khôi phục các thẩm quyền của các thiết chế hay các quyền và tự do của công dân, nhà nƣớc cần phải có cơ chế bảo vệ và khôi phục trật tự hiến định. Tuy nhiên,

việc giao cho thiết chế nào giám sát Hiến pháp, xử lý hành vi vi hiến bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con ngƣời ở mỗi quốc gia đang có rất nhiều quan điểm khác nhau.

Giám sát Hiến pháp là một hoạt động kiểm tra quan trọng, phức tạp và có sự xung đột với quyền và lợi ích, thậm chí là lợi ích chính trị, nên phải đƣợc trao cho một thiết chế của nhà nƣớc có tính độc lập và đầy đủ thẩm quyền cần thiết nhƣ Tòa án hiến pháp chẳng hạn. Tuy nhiên, hiện nay mô hình giám sát Hiến pháp ở các nƣớc rất đa dạng. Giám sát Hiến pháp có thể đƣợc thực hiện bởi một thiết chế có chức năng và thẩm quyền theo hiến định nhƣ: Quốc hội, nguyên thủ quốc gia, chính phủ, tòa án. Trong trƣờng hợp này, các thiết chế có chức năng, thẩm quyền hiến định trong việc kiểm tra, giám sát các văn bản, quyết định, hành vi của các cơ quan công quyền, tổ chức chính trị và xã hội để bảo đảm tính hợp hiến của nó. Hoặc giám sát Hiến pháp có thể đƣợc thực hiện bởi một cơ quan tài phán hiến pháp chuyên trách, đó là Tòa án hiến pháp, Tòa án thẩm quyền chung hoặc Hội đồng hiến pháp. Trong trƣờng hợp này, việc kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của các văn bản, quyết định, hành vi của các cơ quan công quyền trở thành hoạt động chuyên biệt, độc lập, không gắn với chức năng và thẩm quyền của một thiết chế quyền lực nào.

- Giám sát Hiến pháp thông qua cơ chế giám sát của Quốc hội

Trong một số nhà nƣớc nhƣ các nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, với quan điểm truyền thống cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân nên là cơ quan cao nhất có quyền lập hiến và lập pháp, không có cơ quan nào có đủ tƣ cách để kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội. Do đó, những nhà nƣớc này thƣờng không thiết lập một cơ quan tài phán hiến pháp độc lập để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Thay vì thiết lập Tòa án hiến pháp, các nhà nƣớc này sẽ giao quyền kiểm hiến cho Quốc hội. Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban/Hội đồng hiến pháp giúp Quốc hội thực hiện chức năng kiểm hiến. Quốc hội là cơ quan lập pháp, lại thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các đạo luật đó thì chẳng khác gì "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Nếu có một đạo luật nào đó vi hiến, có nguy cơ Quốc hội sẽ làm cho nó hợp hiến bằng cách giải thích pháp luật thay vì sửa đổi, hay bãi bỏ chúng. Điều đó là một bất cập. Một thực tế hiển nhiên cho thấy, không phải đạo luật nào do Quốc hội làm ra đều thể hiện ý chí hay lợi ích của các tầng lớp dân cƣ. Và không phải đại biểu Quốc hội nào cũng đã làm tròn trách nhiệm đại diện của mình trƣớc cử tri, đại diện cho lợi ích của họ [72, tr.126]. Việc thành lập một cơ quan tài phán hiến pháp độc lập, hoặc giao quyền kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp cho các Tòa án vẫn là một giải pháp tối ƣu cho việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân.

- Tòa án đảm bảo thực hiện quyền con người thông qua hoạt động tài phán Hiến pháp

Tài phán Hiến pháp là hoạt động kiểm tra và phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp của các đạo luật, văn bản quy phạm, quyết định, hành vi của cơ quan công quyền. Các quyền con ngƣời đƣợc bảo vệ thông qua cơ chế bảo hiến là những quyền cơ bản đƣợc quy định trong Hiến pháp. Hiệu quả của việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân bằng cơ chế bảo hiến cũng phụ thuộc vào các mô hình tài phán Hiến pháp ở từng nƣớc. Thực tế, việc khiếu kiện độc lập một đạo luật hay một quy phạm pháp luật vi hiến của ngƣời dân để bảo vệ các quyền hiến định thƣờng không phải là đặc trƣng của mô hình bảo hiến. Thông thƣờng, trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, ngƣời dân có quyền đề nghị xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các đạo luật, các văn bản luật để bảo vệ các quyền và tự do bị xâm phạm. Có thể thấy một số hình thức bảo vệ quyền con ngƣời thông qua hoạt động tài phán hiến pháp nhƣ sau:

+ Đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua cơ chế tài phán Hiến pháp tại Tòa án thẩm quyền chung (Tòa án thƣờng).

Ở mô hình này, quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc bảo vệ bằng cách giao cho các tòa án có thẩm quyền chung xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của đạo luật đƣợc áp dụng cho vụ việc cụ thể mà các bên đang khiếu kiện tại Tòa án, nhƣ mô hình bảo hiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia,.... Nghĩa là, các bên trong một vụ việc cụ thể đang đƣợc giải quyết tại Tòa án, có quyền đề nghị Tòa án xem xét sự bất hợp hiến của đạo luật đang có hiệu lực vi phạm đến các quyền cơ bản đƣợc Hiến pháp bảo vệ. Tòa án nếu thấy khiếu kiện Hiến pháp có đủ cơ sở, sẽ dừng vụ việc đang giải quyết để giải quyết vụ việc Hiến pháp. Phán quyết của Tòa án chỉ có giá trị áp dụng đối với các bên trong vụ việc đó, chứ không có thẩm quyền tuyên bố đạo luật đó vô hiệu. Tuy nhiên, đây đƣợc coi là hình thức bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân trƣớc những hành vi vi hiến có hiệu quả nhất vì bản thân cá nhân, công dân là những ngƣời trực tiếp yêu cầu đƣợc bảo vệ các quyền hiến định bị vi phạm trong một vụ việc cụ thể, qua đó, Tòa án sẽ phải xem xét khôi phục lại các quyền bị vi phạm đó.

+ Đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời thông qua cơ chế tài phán hiến pháp tại tòa án hiến pháp chuyên biệt (Tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp).

Việc thiết lập một Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp, nhƣ mô hình bảo hiến của Đức, Pháp... để kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật trƣớc hoặc sau khi đã có hiệu lực hoặc theo yêu cầu của các chủ thể quyền lực nhà nƣớc nhƣ nguyên thủ quốc gia, thủ tƣớng, bộ trƣởng, nghị sỹ, hoặc để kiểm tra tính hợp hiến của các

đạo luật đang đƣợc áp dụng trong một vụ việc khiếu kiện cụ thể do các tòa án thƣờng đƣa lên Tòa án Hiến pháp... cũng là một cơ chế giám sát bảo vệ Hiến pháp, làm mất hiệu lực đối với các đạo luật vi hiến. Ở mô hình này, việc kiểm tra tính hợp hiến có thể nhƣ là yêu cầu bắt buộc, chẳng hạn, ở Pháp mọi dự án văn bản luật đều phải qua kiểm tra và kết luận về tính phù hợp với Hiến pháp do Hội đồng Hiến pháp thực hiện thì văn bản đó mới có thể có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, việc kiểm tra tính hợp hiến chỉ đặt ra khi có chủ thể nào đó yêu cầu (chủ thể chỉ bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nƣớc). Nhƣ vậy có thể thấy, mô hình này chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của chủ thể quyền lực nhà nƣớc chứ không xuất phát từ yêu cầu bảo vệ của ngƣời dân, vì thế hiệu quả bảo vệ trực tiếp đối với quyền con ngƣời có thể sẽ bị hạn chế vì những lợi ích chính trị của nhà cầm quyền.

- Tòa án đảm bảo thực hiện quyền con người thông qua hoạt động kiểm soát các văn bản quy phạm của thiết chế tài phán hành chính

Một trong những tiến bộ của nền tƣ pháp hiện đại, của nhà nƣớc dân chủ pháp quyền là Tòa án có quyền xét xử các hành vi của hành pháp. Sự hiện diện pháp luật tố tụng hành chính và Tòa án Hành chính là biểu hiện cụ thể của quyền lực tƣ pháp trong việc giới hạn quyền lực nhà nƣớc bảo vệ quyền con ngƣời, là nhận thức về sự bình đẳng giữa nhà nƣớc và công dân theo tinh thần Nhà nƣớc pháp quyền. Đây chính là một trong những cách thức đảm bảo thực hiện cao nhất của quyền con ngƣời. Với chức năng lập quy và chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc, hành pháp là cơ quan thi hành pháp luật, trong đó có pháp luật về quyền con ngƣời, tức thực thi những ghi nhận về giá trị quyền con ngƣời trong thực tiễn, nhƣng trong khi thực hiện chức năng của mình, hành pháp lại có thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định hành chính và hành vi hành chính sai trái, vi phạm quyền con ngƣời. Điều đó cho thấy, với chức năng đƣợc giao, việc lạm dụng quyền lực, vi phạm thô bạo đến các quyền con ngƣời của hành pháp có thể trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ bằng một thiết chế tài phán. PGS.TS.

Nguyễn Hoàng Anh khẳng định "Thông qua quyền lập quy, cơ quan hành chính có

thể thu hẹp lại, thậm chí có thể làm cho bất khả thi những quyền con người được quy định trong các văn bản lập pháp hay trong các văn kiện quốc tế" [73, tr.279], chẳng hạn nhƣ cơ quan hành chính ban hành các quy phạm hƣớng dẫn theo hƣớng thu hẹp các quy phạm có trƣớc hoặc cơ quan hành chính có thể không làm thay đổi

nội dung quyền con ngƣời đã đƣợc pháp luật ghi nhận "nhưng lại đặt ra các thủ tục

cụ thể mà từ đó không tránh khỏi nguy cơ các thủ tục này làm khó đi hay thậm chí bất khả thi việc thực hiện các quyền kể trên. Quyền lập quy cũng có thể gây cản trở lớn trong thực hiện các quyền con người bằng cách đặt ra các thủ tục phức tạp,

rườm rà" [73, tr.280]. Vì vậy, việc giao cho một thiết chế tài phán xem xét, xét xử tính hợp hiến, hợp pháp, giá trị pháp lý của những văn bản quy phạm, quyết định hành chính và hành vi hành chính của hành pháp sẽ có hiệu quả hơn việc kiểm soát của cơ quan lập pháp đối với hành pháp trong việc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời. Bởi vì giữa lập pháp và hành pháp luôn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ở một mức độ nhất định nào đó. Tính chất gắn kết trong việc thực thi quyền lực giữa lập pháp và hành pháp khiến cho hiệu quả kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 78)