- Lãn công: Là một dạng đình công mà ngƣời công nhân không rời khỏi nơ
2.4.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Na mÁ
* Malaixia: Hiện có khoảng 750 thỏa ƣớc tập thể. Đạo luật về quan hệ công
nghiệp năm 1967, trong phần II định nghĩa thỏa ƣớc tập thể là “Một thỏa thuận bằng văn bản đƣợc ký kết giữa một bên là ngƣời sử dụng hoặc nghiệp đoàn của những ngƣời sử dụng lao động với một bên là một nghiệp đoàn của những ngƣời lao động về những mối quan hệ giữa hai bên”.
Theo đạo luật trên, cá nhân ngƣời lao động và những ngƣời lao động không có tổ chức sẽ không có thƣơng lƣợng tập thể. Thỏa ƣớc phải do hai bên tham gia thỏa ƣớc ký kết hoặc do những ngƣời đƣợc ủy quyền thay mặt ký kết và đƣa ra những điều kiện của thỏa ƣớc.
Mục đích của thỏa ƣớc lao động tập thể là: “Để xúc tiến mối quan hệ công nghiệp tốt đẹp giữa công ty với nghiệp đoàn, cụ thể hơn là tạo một sự hiểu biết biết rõ ràng đối với những vấn đề và điều kiện làm việc của những ngƣời làm công do nghiệp đoàn đại diện nhằm ổn định những điều kiện làm việc của họ trong thời gian thỏa ƣớc có hiệu lực, đồng thời nhằm cung cấp những phƣơng tiện đề giải thích những sự hiểu lầm có thể xảy ra do những cách giải thích khác nhau hoặc về bất kỳ nội dung nào của thỏa ƣớc.
Những quy định về điều kiện của thỏa ƣớc phải có là: - Có tên của các bên.
- Chỉ rõ thời gian có hiệu lực và thời gian này không đƣợc dƣới ba năm kể từ ngày có hiệu lực.
Quy định những thủ tục điều hành những vấn đề có thể xảy ra chung quanh việc thi hành hoặc giải thích thỏa ƣớc và việc đƣa những vấn đề nào đó ra cho tòa án công nghiệp quyết định.
Đạo luật cho phép tòa án có quyền:
- Không công nhận, nếu thấy thỏa ƣớc không theo đúng những yêu cầu kể trên.
- Đòi phải bổ sung, sửa đổi những chỗ nào chƣa hoàn chỉnh trƣớc khi công nhận.
- Trong vòng một tháng kể từ ngày ký, các bên phải nộp bản thỏa ƣớc cho tòa công nhận. Bản thỏa ƣớc tập thể đƣợc ký kết hợp lệ và tòa án công nhận.
- Các nghiệp đoàn của ngƣời sử dụng ngƣời lao động và ngƣời lao động nằm trong phạm vi của một thỏa ƣớc tập thể có quyền: Khiếu nại theo cơ chế khiếu nại (nếu là ngƣời lao động); Đƣa thành vấn đề tranh chấp hợp đồng (nếu là nghiệp đoàn); Đƣa vấn đề không thi hành thỏa ƣớc ra thẳng tòa án (cả nghiệp đoàn và ngƣời lao động).
Tòa án có quyền ra lệnh cho bất kỳ bên nào phải theo đúng điều khoản của thỏa ƣớc, hoặc đình chỉ hay không đƣợc có hành động trái điều khoản của thỏa ƣớc, trong những điều kiện đặc biệt, có quyền thay đổi hoặc tạm gác những điều khoản nào đó của thỏa ƣớc. Không tuân lệnh của tòa án là phạm pháp, mỗi bên sẽ bị phạt tiền không quá 200 USD, hoặc bị tù không quá một năm, nếu tiếp tục phạm pháp ( không tuân lệnh tòa án) thì cứ mỗi ngày bị phạt tiền thêm 500 USD nữa.
* Philippin: Thỏa ƣớc lao động tập thể là một đạo luật giữa hai bên trong mối
quan hệ sử dụng lao động ở khu vực tƣ nhân. Thông thƣờng trong ba năm, nó điều chỉnh những điều kiện sử dụng lao động trong xí nghiệp, bao gồm tiền lƣơng, thời giờ làm việc, phụ cấp và các quyền lợi kinh tế khác. Nó xác định quyền và nghĩa vụ của công nhân và của ngƣời sử dụng lao động. Đối với công nhân, nó đem lại
những điều kiện cao hơn thuận lợi hơn so với điều kiện của pháp luật và tiêu chuẩn lao động. Đối với ngƣời sử dụng lao động, thỏa ƣớc có thể bảo vệ cho họ khỏi những yêu sách của cá nhân đòi tăng quyền lợi trong thời gian thỏa ƣớc có hiệu lực, và nhƣ vậy cho phép ngƣời sử dụng lao động tập trung đƣợc sức lực vào cải tiến việc điều hành và tăng năng suất lao động.
Điều 253 Bộ luật lao động quy định: “Nghĩa vụ phải thƣơng lƣợng tập thể là nghĩa vụ tƣơng hỗ, phải gặp nhau và họp với nhau một cách mau chóng và thành tâm, để thƣơng lƣợng một thỏa ƣớc về tiền lƣơng, thời gian làm việc và những điều kiện sử dụng lao động khác, kể cả những khiếu nại hoặc những vấn đề phát sinh trong thỏa thuận, nếu một bên yêu cầu; những nghĩa vụ đó không bắt buộc một bên nào phải theo đề nghị hoặc phải có nhƣợng bộ gì cho bên kia.
Điều 254 quy định: Không bên nào đƣợc phép chấm dứt hoặc sửa đổi thỏa ƣớc lao động, trừ 60 ngày cuối cùng khi bàn vấn đề sửa đổi nội dung hoặc thƣơng lƣợng lại thỏa ƣớc.
Điều 259 quy định: Nếu ngƣời sử dụng lao động và nghiệp đoàn sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ thƣơng lƣợng tập thể quy định trong Bộ luật lao động và vi phạm thỏa ƣớc tập thể, thì đó là việc điều hành lao động không chính đáng, có thể bị chế tài hành chính và hình sự.
Theo luật, “Nghĩa vụ phải thƣơng lƣợng” có hai giai đoạn.
- Các bên thƣơng lƣợng để ký kết thỏa ƣớc thiết lập điều kiện sử dụng lao động và thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại hoặc các vấn đề nảy sinh, mặc dù không buộc các bên phải theo đề nghị nào hoặc muốn có nhƣợng bộ gì;
- Về quản lý và thi hành thỏa ƣớc sau khi ký kết:
Điều 261 giao quyền cho các bên lập ra cơ cấu khiếu nại, “Các bên tham gia thỏa ƣớc tập thể phải đƣa vào thỏa ƣớc những điều khoản bảo đảm hai bên cùng theo đúng những điều kiện của thỏa ƣớc và lập ra cơ cấu để giải quyết khiếu nại”. Tuy nhiên, mọi khiếu nại đƣợc tuân thủ theo trình tự quy định trong thỏa ƣớc (điều 363) và cũng đƣợc xác lập trọng tài tự nguyện trong thỏa ƣớc. Nhƣ vậy, các điều
luật về thỏa ƣớc tập thể Philippin mở rộng phạm vi thỏa thuận giữa hai bên. Các bên đƣợc quyền chọn lựa trọng tài viên hay đoàn trọng tài viên do Bộ trƣởng lao động lập danh sách các trọng tài viên có trình độ để các bên chọn lựa. “Các phán quyết hoặc quyết định của trọng tài tự nguyện là cuối cùng, không thể kháng cáo và phải chấp hành”.
Theo luật, có ba phƣơng thức để giải quyết những tranh chấp lao động: Gửi báo trƣớc về đình công hoặc gửi công văn đến văn phòng quan hệ lao động hoặc cơ quan lao động khu vực; hoặc trọng tài tự nguyện (các vấn đề tranh chấp); hoặc Ban hòa giải thuộc Quan hệ lao động quốc gia (về việc điều hành lao động không chính đáng).
Điều 217 quy định: Việc điều hành lao động không chính đáng biểu hiện ở việc vi phạm thỏa ƣớc tập thể có thể đƣa ra trọng viên lao động (trọng tài, bắt buộc, không do các bên lựa chọn); các trọng tài viên lao động có quyền đặc biệt, nghe và quyết định trong vòng 30 ngày làm việc.
Để quản lý và thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể có hiệu lực, kinh nghiệm của họ là: Phải thuyết phục các bên mềm dẻo hơn và họ đƣợc huấn luyện để có thể danh giá đƣợc những lợi ích và những hoàn cảnh đặc thù của đối thoại. Đồng thời phải cải tiến thêm những thủ tục và các quy định pháp luật hiện hành, nhƣ là cơ chế khiếu nại, và toàn bộ bộ máy Chính phủ phải đƣợc huy động để đảm bảo kết quả cho việc thƣơng lƣợng tập thể.
* Xingapore: Vấn đề thƣơng lƣợng tập thể đƣợc ghi trong các mục từ 16 tới
30 của phần III Đạo luật về quan hệ lao động (15/11/1960). Sự cần thiết thấy là quy chế pháp lý của ngƣời sử dụng lao động và các Nghiệp đoàn phải đƣợc công nhận trƣớc khi tiến hành bất kỳ một sự thƣơng lƣợng tập thể nghiêm chỉnh nào. Trƣớc hết, các bên phải cùng nhau có đơn ra Tòa án trọng tài công nghiệp để xin xác nhận vấn đề đại diện. Quá trình xác nhận vấn đề đại diện thƣờng diễn ra trong hình thức bỏ phía kín do Tòa án ra lệnh và đƣợc tiến hành dƣới sự giám sát chung chặt chẽ của Bộ lao động. Sau đó, nghiệp đoàn sẽ ra một thông báo và đƣa ra những đề nghị
về một thỏa ƣớc tập thể có liên quan tới những điều kiện làm việc của ngƣời làm công do mình đại diện. Ngƣời sử dụng lao động phải nhận lời mời thƣơng lƣợng, hoặc ngƣợc lại đƣa lời mời thƣơng lƣợng. Nếu trong vòng bảy ngày ngƣời sử dụng lao động không nhận lời mời thƣơng lƣợng thì Nghiệp đoàn báo cho ủy viên lao động. Nếu ủy viên lao động thấy việc từ chối là có lý thì phải báo cho Bộ lao động và đăng ký viên của Tòa án trọng tài công nghiệp biết rằng đã tồn tại một vụ tranh chấp lao động. Sau 14 ngày kể từ khi có thông báo mà hai bên không đạt đến thỏa ƣớc tập thể thì bên nào cũng có quyền thông báo cho ủy viên lao động biết. Trƣớc tiên dùng cách hòa giải để hiệp trợ cho hai bên đi đến thỏa thuận. Bảy ngày sau khi hỏi ý kiến, nếu thấy thƣơng lƣợng khó đạt đƣợc kết quả, ủy viên lao động phải báo cho Bộ lao động và đăng ký viên Tòa án trọng tài công nghiệp biết đã tồn tại một vụ tranh chấp lao động.
Bộ lao động hoặc ngƣời do Bộ lao động chế định (ủy viên lao động hoặc ngƣời phó) có quyền triệu tập họp hai bên. Cuộc họp này bắt buộc phải họp kín để nhằm giúp cho hai bên đạt thỏa thuận. Ai đƣợc lệnh họp mà không đến và không có lý do hợp pháp thì coi là phạm pháp, có thể bị Tòa án huyện (quận) xử tù không quá 12 tháng hoặc xử phạt tiền không quá 2.000 USD hoặc cả hai. Còn đăng ký viên của Tòa án trọng tài công nghiệp sau khi nhận thông báo của ủy viên lao động về vụ tranh chấp lao động đang tồn tại, thì phải báo cáo với chánh án. Nếu tham gia thƣơng lƣợng về các vấn đề công nghiệp mà không theo đúng những quy định trong phần III của luật là phạm pháp và bị xử phạt tù không quá 6 tháng hoặc bị phạt tiền không quá 1000 USD hoặc cả hai. Tính đến tháng 6 năm 1986, trong 26 năm Xingapore đã ký kết thành công và chứng nhận đƣợc 7168 thỏa ƣớc. Trƣớc đây, thông thƣờng thảo ƣớc kéo dài 5 năm những năm gần đầy từ 2-3 năm. Song Bộ trƣởng lao động vấn khuyến khích những thỏa ƣớc ký kết trong thời hạn dài hơn.