Các giải pháp về triển khai thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động việt nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 102 - 104)

- Lãn công: Là một dạng đình công mà ngƣời công nhân không rời khỏi nơ

3.2.2.2. Các giải pháp về triển khai thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật hiện hành

pháp luật hiện hành

Thỏa ƣớc lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể lao động mà đại diện là tổ chức công đoàn với ngƣời sử dụng lao động, là văn bản pháp lý đƣợc hình thành với trình tự, thủ tục khá chặt chẽ, nhằm bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động.

Chƣơng V của Bộ luật lao động quy định về thỏa ƣớc lao động tập thể và Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 đề cập nhiều đến nội dung Thỏa ƣớc lao động tập thể và trình tự ký kết Thỏa ƣớc lao động tập thể nhƣng không quy định rõ trình tự thƣơng lƣợng nhƣ: đối tƣợng thƣơng lƣợng, thời gian thƣơng lƣợng nên việc thƣơng lƣợng không đƣợc coi trọng. Bộ luật lao động và Luật Công đoàn giao cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở đại diện tập thể lao động trong doanh nghiệp thƣơng lƣợng và ký kết Thỏa ƣớc lao động tập thể với đại diện ngƣời sử dụng lao động là vƣợt quá khả năng của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong khi chƣa có quy định vai trò của Công đoàn cấp trên cơ sở và Cơ quan lao động hỗ trợ hai bên thƣơng lƣợng. Hơn thế nữa, có sự mâu thuẫn giữa luật và văn bản dƣới luật. Điều 44 của Bộ luật lao động quy định rằng thƣơng lƣợng tập thể là tự nguyện, song theo Nghị định số 196/NĐ-CP, việc thƣơng lƣợng là bắt buộc ở những doanh nghiệp có 10 lao động trở lên.

tập thể, đảm bảo các quyền lợi của ngƣời lao động không bị vi phạm, chúng tôi cho rằng:

- Cần khẩn trƣơng nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật lao động và công đoàn liên quan đến thƣơng lƣợng và ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể trƣớc mắt là sửa đổi Nghị định số 196/NĐ-CP và Nghị định số 93/NĐ-CP theo hƣớng quy định cụ thể về nội dung thƣơng lƣợng, đối tác thƣơng lƣợng, thời gian thƣơng lƣợng, vai trò của cơ quan quản lý lao động và vai trò của Công đoàn cấp trên cơ sở trong việc hỗ trợ các bên thƣơng lƣợng. Cùng với việc sửa chữa hai Nghị định trên, cần nghiên cứu, sửa đổi toàn diện chƣơng về Thỏa ƣớc lao động tập thể trong Bộ luật lao động và quy định vai trò của Công đoàn cấp trên cơ sở trong việc cùng với công đoàn cơ sở trong quá trình thƣơng lƣợng Thỏa ƣớc lao động tập thể trong Luật công đoàn.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần có thủ tục bắt buộc ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể giữa doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong vòng 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bƣớc vào hoạt động.

- Thỏa ƣớc lao động tập thể đã ký kết ở doanh nghiệp là kết quả thƣơng lƣợng giữa tập thể lao động do công đoàn đại diện với ngƣời sử dụng lao động. Đây là những thành quả về quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng chung của mọi ngƣời lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ ai tới làm việc tại doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động đều phải căn cứ vào nội dung thỏa ƣớc đang thực hiện và những quy định của pháp luật liên quan để giao kết các quyền lợi và nghĩa vụ vào hợp đồng lao động.

- Mỗi ngành, mỗi vùng có những đặc thù nhất định về lao động và quan hệ trong lao động, nên chăng cần bổ sung các quy định về ký kết Thỏa ƣớc lao động tập thể cấp ngành hay thỏa ƣớc lao động tập thể ở Khu chế xuất – Khu công nghiệp. Các Thỏa ƣớc cấp trung gian này sẽ có tác dụng dẫn hƣớng rất tốt cho thƣơng lƣơng ở cấp doanh nghiệp. Tuy nhiên, Thỏa ƣớc lao động tập thể của ngành hoặc của Khu chế xuất, Khu công nghiệp không đƣợc vi phạm Bộ luật lao động, thỏa ƣớc ở doanh

nghiệp phải tuân thủ các quy định của thỏa ƣớc ngành hay khu. Tất nhiên là dù thƣơng lƣợng ở cấp nào thì vẫn luôn khuyến khích những điều khoản có lợi hơn cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động việt nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)