Những quyền lợi cơ bản của người lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động việt nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 32 - 42)

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được bảo vệ

Tƣ tƣởng bảo vệ ngƣời lao động xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động” đƣợc đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Nghị quyết của Đại hội Đảng VIII tiếp tục khẳng định cụ thể hơn: “Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột, sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm,

bảo vệ lợi ích của người lao động”.

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng, Hiến pháp năm 1992 đã quy định các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động nƣớc ta (các Điều 10, 55, 56), Bộ luật lao động năm 1994 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007) cùng với các Nghị định, thông tƣ, hƣớng dẫn... đã thể hiện đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng là giải phóng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào của đất nƣớc, khuyến khích sử dụng tiềm năng lao động có việc làm, tự do lao động, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất của ngƣời lao động, đảm bảo cơ bản tối thiểu về việc làm, trả công lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, coi trọng và bảo hộ quyền và lợi ích của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động nhằm phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngƣời lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài về cơ bản là ngƣời làm thuê, quan hệ lao động ở đây là quan hệ chủ thợ. Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động theo cơ chế thị trƣờng vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, do đó nguyên tắc lãnh đạo, quản lý lao động có nhiều điểm khác với các loại hình khác. Ngƣời lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng có trình độ khoa học, công nghệ, trình độ ngoại ngữ hạn chế, cùng với sức ép mất việc làm đã làm cho họ luôn ở trong thế yếu. Điều này dễ dẫn đến việc lạm dụng lao động, bóc lột lao động. Vì vậy, việc bảo vệ bằng pháp luật đối với ngƣời lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài là một yêu cầu bức thiết. Bảo vệ họ, trƣớc hết là bảo vệ họ với tƣ cách bảo vệ con ngƣời, chủ thể của quan hệ lao động có nghĩa là bảo vệ họ trên mọi phƣơng diện: Việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống của ban thân và gia đình họ, thậm chí cả nhu cầu nghỉ ngơi, nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trƣờng lao động và xã hội lành mạnh.

Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao hàm tổng thể các nội dung sau đây.

a) Người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp không bị phân biệt đối xử

Do khác biệt về văn hóa, sự bất đồng ngôn ngữ và đặc thù của quan hệ lao động giữa nhà đầu tƣ ngƣời nƣớc ngoài với ngƣời lao động Việt Nam hoàn toàn mang tính ngƣời chủ và ngƣời làm thuê, việc đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử là rất quan trọng. Quyền này đã đƣợc Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 55 là: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” và đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động cũng quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và ngành nghề, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo…”. Các quy định trên của Hiến pháp và Bộ luật lao động là để đảm bảo về mặt pháp lý quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do ngành nghề của ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng. Nội dung của quyền này là đảm bảo về mặt pháp lý cho ngƣời lao động trong phạm vi khả năng, nguyện vọng của mình có đƣợc cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền làm việc. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này của ngƣời lao động. Theo quy định của Luật lao động, ngƣời lao động đƣợc đảm bảo các quyền sau khi tham gia vào các quan hệ lao động:

- Lựa chọn công việc cụ thể, nghề nghiệp theo khả năng của bản thân.

- Lựa chọn nơi làm việc thích hợp với điều kiện sống sinh hoạt của bản thân và gia đình.

- Có quyền tham gia quan hệ lao động với bất kỳ ngƣời sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào và pháp luật không cấm.

Đề ngƣời lao động đƣợc hƣởng và thực hiện đƣợc các quyền nói trên của mình, Luật lao động một mặt ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc (Điều 16,17 Bộ luật lao động) của ngƣời lao động, mặt khác quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và toàn thể xã hội trong việc tạo điều kiện để mọi ngƣời có việc làm và đƣợc làm việc (Điều 13,14,15,18 Bộ luật lao động).

Quyền có việc làm, tự do lựa chọn việc làm, tự do chọn ngành nghề của ngƣời lao động không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm việc làm, có đƣợc việc làm ổn định mà trong quy trình làm việc ngƣời lao động còn đƣợc pháp luật đảm bảo quyền tự do chuyển dịch lao động của mình phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của cá nhân và gia đình. Tự do việc làm trong khuôn khổ pháp luật cho phép còn đƣợc thể hiện ở việc ngƣời lao động tùy thuộc vào khả năng của mình tham gia vào quan hệ lao động với tƣ cách là ngƣời làm thuê hoặc ngƣời thuê mƣớn, sử dụng lao động đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ (khoản 3 Điều 5, Điều 6 và khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động).

Quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do lựa chọn nghề nghiệp của ngƣời lao động Việt Nam là quyền cơ bản đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ. Khi tiến hành tuyển dụng, sử dụng lao động là ngƣời Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động thực hiện các quyền này, không đƣợc gây khó dễ hay cản trở ngƣời lao động khi họ thực hiện các quyền này.

b) Người lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được trả lương (công) theo lao động

Thu nhập của ngƣời lao động là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài có lợi thế hơn về vốn, công nghệ quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ mới… nên hiệu quả sản xuất thƣờng cao, khả năng trả lƣơng cho ngƣời lao động cũng cao hơn so với các doanh nghiệp trong nƣớc. Tuy nhiên, với mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu nên phía chủ doanh nghiệp luôn tìm mọi cách giảm chi phí trả công lao động nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Với quan điểm, nhận thức sức lao động là hàng hóa, tiền lƣơng là giá cả sức lao động, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động làm trong khu vực sản xuất, kinh doanh nói chung và ngƣời lao động làm trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng, Nhà nƣớc không thể quy định trực tiếp, mà hình thành trên thị trƣờng sức lao động do ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc thỏa ƣớc lao động tập thể phù hợp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nƣớc có trách nhiệm bảo hộ tiền lƣơng cho mọi ngƣời lao động trong các doanh nghiệp thông qua việc ấn định và nắm giữ quyền ấn định mức lƣơng tối thiểu.

Khoản 1 Điều 7 và Điều 55 Bộ luật lao động đã quy định: “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Nhƣ vậy, tiền lƣơng của ngƣời lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài do chính ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp thỏa thuận nhƣng phải đảm bảo mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. Mức lƣơng tối thiểu tối thiểu của ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định thƣờng cao hơn so với mức lƣơng tối thiểu của các doanh nghiệp trong nƣớc. Theo quy định của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, mức lƣơng tối thiểu trả công cho ngƣời lao động làm công việc giản đơn nhất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo các vùng nhƣ sau:

- Mức 1.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

- Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Di An, Bến

Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dƣơng, thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Mức lƣơng tối thiểu theo vùng nhƣ trên đƣợc dùng làm căn cứ tính mức lƣơng trong thang lƣơng, bảng lƣơng, các loại phụ cấp lƣơng, tính các mức lƣơng ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành.

- Mức lƣơng thấp nhất trả cho ngƣời lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng nêu trên.

Để bảo vệ và bảo hộ tiền lƣơng của ngƣời lao động, tại các Điều 59, 60, 61 của Bộ luật lao động quy định các biện pháp nhƣ sau:

- Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng đầy đủ, đúng hạn và tại nơi làm việc. Nếu vì lý do nào đó, chủ doanh nghiệp trả lƣơng chậm, theo quy định không đƣợc chậm quá một tháng và chủ doanh nghiệp phải đền bù cho ngƣời lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng nhà nƣớc công bố tại thời điểm trả lƣơng. Lƣơng phải đƣợc trả cho ngƣời lao động bằng tiền mặt. Việc trả lƣơng một phần bằng séc hoặc trái phiếu do Nhà nƣớc phát hành, do hai bên thỏa thuận với điều kiện không gât thiệt hại, phiền hà cho ngƣời lao động.

- Khi ngƣời lao động làm thêm giờ vào ngày thƣờng, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm trả lƣơng cho ngƣời lao động ít nhất bằng 150% của tiền lƣơng giờ làm việc bình thƣờng. Ngƣời lao động làm thêm giờ trong những ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, chủ doanh nghiệp phải trả lƣơng cho ngƣời lao động ít nhất bằng 200% của tiền lƣơng giờ ngày làm việc bình thƣờng. Ngƣời lao động làm việc vào ban đêm thì ngoài việc trả lƣơng làm thêm giờ nhƣ trên, chủ doanh nghiệp còn phải trả thêm cho ngƣời lao động ít nhất bằng 30% của tiền lƣơng làm việc vào ban ngày.

- Trong trƣờng hợp, chủ doanh nghiệp khấu trừ tiền lƣơng của ngƣời lao động thì phải thông báo cho ngƣời lao động lý do việc khấu trừ. Trƣớc khi khấu trừ, chủ

doanh nghiệp phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trƣờng hợp khấu trừ thì không đƣợc khấu trừ quá 30% tiền lƣơng tháng của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, tiền lƣơng chi trả cho ngƣời lao động Việt Nam do chính ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thỏa thuận, tuy nhiên phải đảm bảo không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định theo từng địa bàn mà doanh nghiệp đang hoạt động.

c) Người lao động Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện bảo hộ lao động

Nhằm đảm bảo cho con ngƣời lao động quyền đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động, Điều 56 Hiến pháp 1992 quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc “Ban hành các chính sách, các chế độ bảo hộ lao động”. Khoản 2 Điều 95 Bộ luật lao động cũng quy định rõ: “Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động và vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình quy phạm về an toan lao động, vệ sinh lao động”.

Bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động cho ngƣời lao động không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhà nƣớc mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp, điều này đã đƣợc quy định trong Hiến pháp và pháp luật lao động.

Pháp luật lao động quy định các biện pháp đảm bảo cho con ngƣời lao động quyền đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động. Nội dung này đƣợc ghi nhận trong chƣơng IX, tại các Điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104 của Bộ luật lao động. Những đảm bảo về pháp lý để ngƣời lao động thực sự đƣợc hƣởng quyền bảo hộ lao động thể hiện:

- Đƣợc đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động.

có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

- Đƣợc sắp xếp làm việc phù hợp với sức khỏe và đƣợc sử dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng nhọc.

- Đƣợc đảm bảo các điều kiện vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao đọng, bệnh nghề nghiệp.

Nhƣ vậy, quyền đƣợc thực hiện bảo hộ lao động của ngƣời lao động Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Ngƣời lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động. Nhà nƣớc, các cấp, các ngành và chủ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có trách nhiệm đảm bảo tính mạng và sức khỏe của ngƣời lao động trong quá trình lao động.

d) Người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đảm bảo quyền được nghỉ ngơi

Quyền đƣợc nghỉ ngơi của ngƣời lao động là một quyền đƣợc Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Việc pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền nghỉ ngơi của ngƣời lao động là nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động.

Điều 56 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương …” và tại các Điều 71, 72, 73, 74, 75 và 76 Bộ luật lao động quy định cụ thể các chế độ nghỉ ngơi, thời gian và quyền lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động việt nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)