Về thu nhập và đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động việt nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 52 - 54)

Ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng phải làm việc với cƣờng độ cao, kỹ thuật nghiêm ngặt, mức độ chuyên môn hóa cao nên nhà nƣớc ban hành mức lƣơng tối thiểu cho khu vực này thƣờng cao hơn các khu vực khác.

Thu nhập của ngƣời lao động là vấn đề hết sức nhạy cảm, do vậy cả hai phía chủ - thợ đều rất quan tâm. Phía chủ doanh nghiệp thì tìm mọi cách để giảm đƣợc chi phí trả công lao động nhằm giảm giá thành sản phẩm, thu lợi nhuận tối đa; còn ngƣời lao động thì cố gắng làm sao để có việc làm ổn định, có thu nhập cao. Tiền công lao động đang là vấn đề bức xúc, là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, lao động.

Theo số liệu điều tra tại 75 doanh nghiệp thuộc 5 ngành khác nhau về tiền lƣơng vào thời điểm tháng 8 năm 2008, cho thấy kết quả là mức lƣơng trung bình mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng là 2.667.000 đồng/tháng, cao nhất ở ngành khai thác mỏ (3.760.000 đồng/tháng), sau đó đến ngành Dịch vụ - Thƣơng mại (2.452.000 đồng/tháng), Xây dựng (2.119.000 đồng/tháng), Da Giầy-Dệt May (1.722.000 đồng/tháng) và thấp nhất là ngành Thủy sản (1.660.000 đồng/tháng). Kết quả điều tra cũng cho thấy, tiền lƣơng trung bình cao nhất ở doanh nghiệp nhà nƣớc (3.073.000 đồng/tháng), sau đó đến doanh nghiệp dân doanh (2.243.000 đồng/tháng) và thấp nhất là ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (1.780.000 đồng/tháng). Số liệu này trái ngƣợc với số liệu của một số cuộc điều tra trƣớc đây, theo đó, mức lƣơng trung bình cao nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sau đó đến doanh nghiệp nhà nƣớc và thấp nhất là ở các doanh nghiệp dân doanh.

Dệt-May; Khai thác mỏ; Thủy sản; Xây dựng; Dịch vụ-Thƣơng mại.

Đơn vị: Ngàn đồng

TT Tiêu chí đánh giá Chung cho cả 5 ngành

1.1 Mức lƣơng thấp nhất tính trung bình cho 1 DN DNNN 1.304 1.2 DN dân doanh 1.204 1.3 DN FDI 1.111 1.4 Chung 1.251

2.1 Mức lƣơng cao nhất tính trung bình cho 1 DN DNNN 8.624 2.2 DN dân doanh 7.926 2.3 DN FDI 9.880 2.4 Chung 8.415 3.1 Mức lƣơng trung bình tính trung bình của ngƣời lao động

DNNN 3.073

3.2 DN dân doanh 2.243

3.3 DN FDI 1.780

3.4 Chung 2.667

4.1 Tiền lƣơng tối thiểu áp dụng tính trung bình cho 1 DN DNNN 782 4.2 DN dân doanh 826 4.3 DN FDI 987 4.4 Chung 813 [Lê Thành Hà] Theo số liệu điều tra trên cho thấy, mức lƣơng cao nhất tính trung bình là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tiếp theo là các doanh nghiệp nhà nƣớc và sau cùng là doanh nghiệp dân doanh; điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thu hút đƣợc nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao. Cũng qua số liệu điều tra cho thấy mức lƣơng trung bình của ngƣời lao động thấp nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, điều này đã lý giải một phần vì sao trong thời gian gần đây, số các vụ đình công nhiều nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và thấp nhất ở doanh nghiệp nhà nƣớc.

Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng lao động với cƣờng độ khá cao, nhƣng việc trả tiền công lại thấp hơn giá trị sức lao động của ngƣời lao động, tình trạng này đƣợc thực hiện biến dạng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: hoặc dùng mức lƣơng tối thiểu để trả cho ngƣời lao động có kỹ thuật, không trả lƣơng làm thêm giờ, hoặc tính cả tiền ăn ca tiền nghỉ lễ tết… cộng

vào mức lƣơng chính để so sánh với lƣơng tối thiểu. Nếu đem chia tiền lƣơng thực trả cho thời gian làm việc từ 10 đến 12 giờ trong một ca để tính lƣơng giờ thì còn quá thấp không tƣơng xứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Ngoài ra, ở các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài có tình trạng tiền lƣơng của ngƣời lao động nƣớc ngoài cao gấp 5-7 lần tiền lƣơng của ngƣời lao động Việt Nam cùng làm một chức danh hoặc cùng làm một nghề. Đó là chƣa kể các khoản chi phí mà các doanh nghiệp “bao cấp” cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ: tiền điện, tiền phƣơng tiện đi lại, nghỉ phép năm… điều này dẫn đến sự suy bì giữa công nhân với cán bộ quản lý và gây ra không ít thiệt thòi cho ngƣời lao động Việt Nam.

Nhƣ vậy, từ bức tranh về thu nhập của công nhân, lao động trong các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài cho thấy, thu nhập của công nhân, lao động còn thấp, đặc biệt nếu so với cƣờng độ và thời gian lao động của họ thì thu nhập nhƣ vậy là không tƣơng xứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động việt nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)