Mục tiêu đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 27 - 30)

1.2.1.1. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, cơng vụ của mình, bên cạnh những kiến thức về chuyên môn, công chức, viên chức cần phải có những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ cơng vụ. Có thể liệt kê một số năng lực như năng lực soạn thảo văn bản; năng lực xây dựng chính sách; năng lực phối hợp trong công vụ; năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; năng lực làm việc độc lập; năng lực giao tiếp, ứng xử trong hành chính…. Đối với tiêu chuẩn các chức vụ quản lý, phải bổ sung thêm và quy định rõ, cụ thể các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí quản lý. Có thể liệt kê một số năng lực như: năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; năng lực tham mưu chiến lược và điều hành công việc hàng ngày; năng lực bao quát với năng lực biết tập trung cho các cơng việc chính yếu, quan trọng; năng lực định hướng chỉ đạo với năng lực biết lắng nghe trao đổi và đối thoại; năng lực quản lý hành chính, tài chính và nhân sự trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đồn kết cơng chức trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực sử dụng các công cụ quản lý phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý.

Trước yêu cầu của nhiệm vụ, công vụ được giao, công chức, viên chức có trách nhiệm phải hồn thành tốt, đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng. Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ, cơng vụ thì cơng chức phải có đủ trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc; mặt khác nhiệm vụ, công vụ ln địi hỏi phải hồn thành tốt hơn, ln biến đổi, thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó địi hỏi cơng chức phải khơng ngừng học tập nhằm có những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ.

Để đáp ứng mục tiêu trên, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với cơng vụ; có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc

kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước.

1.2.1.2. Xây dựng đội ngũ cơng chức, viên chức chun nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại

Những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội khi đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. Bước vào một thời kỳ mới với những đòi hỏi khắt khe và ngặt nghèo của các công ước quốc tế chung cho mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, trong đó khơng thể khơng kể đến một yếu tố quan trọng đó là đội ngũ cơng chức, viên chức nhà nước. Đây là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của nền hành chính nhà nước. Công cuộc đổi mới đất nước cùng tiến trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu to lớn và cấp bách về xây dựng đội ngũ cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất và năng lực góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Đội ngũ cơng chức, viên chức nhà nước đóng vai trò trực tiếp và quan trọng tác động đến quá trình đổi mới. Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế, địi hỏi đội ngũ cơng chức, viên chức nhà nước phải có trình độ chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức vững vàng, sự tận tụy và khả năng giải quyết công việc nhanh nhạy. Việc xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức nhà nước chuyên nghiệp là một yêu cầu cấp thiết đối với nước ta trong quá trình hội nhập. Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu hội nhập thì đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh mặc dù đã năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới, nhưng kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong môi trường

của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu am hiểu về luật pháp, thông lệ thương mại quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cùng với việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiêu lực hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nước ta đang tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải có số lượng, cơ cấu đồng bộ và hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn về ngành nghề, ngạch bậc, trình độ, tuổi, giới tính, vùng và dân tộc, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại; trung thành Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi tích quốc gia; chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tuỵ phục vụ nhân dân; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư; được đào tạo và trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ; có đủ năng lực thực tiễn xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực hiện theo chức trách đảm nhiệm; có đủ sức khỏe để thực thi công vụ và phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 27 - 30)