Đổi mới chương trình đào tạo,bồi dưỡng phù hợp với công việc của đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 100 - 102)

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng chưa có sự nhất qn.

3.3.3.Đổi mới chương trình đào tạo,bồi dưỡng phù hợp với công việc của đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

của đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam

Hiện nay, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức ở nước ta được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng theo học, chúng ta chưa xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng đối tượng cơng chức, viên chức. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thơng, kế thừa, cịn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho công chức, viên chức. Việc đào tạo, bồi dưỡng với những nội dung, chương trình khơng sát hợp dễ phát sinh lãng phí, kém hiệu quả, người học khơng hứng thú vì nội dung khơng đáp ứng nhu cầu công việc. Mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, một số cán bộ, cơng chức vẫn cịn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nên đổi mới theo hướng đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công tác của người học. Tuy nhiên, để làm được việc này cần phải xác định được phạm vi đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công tác, bởi vì phạm vi đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công tác rất rộng, nên để có cơ sở xây dựng nội dung, chương trình, xác định phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng này không chỉ xác định đối tượng

đào tạo, bồi dưỡng theo cấp bậc, chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc theo ngạch bậc công chức, viên chức hiện nay mà còn phải xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ mà công chức, viên chức đảm nhiệm để xây dựng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Hiện nay, công chức, viên chức khi bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh nào đó, họ đã được đào tạo ở một trình độ nhất định. Vì vậy, cần nắm chắc trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ đã được đào tạo để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, tránh trùng lặp. Mặt khác, đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu cơng việc địi hỏi phải xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học. Đó có thể là sự cập nhật thơng tin, bổ sung tri thức mới, hiện đại, sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác đáp ứng nhu cầu công việc, sự thay đổi về thái độ trách nhiệm đối với công việc và các vấn đề của cuộc sống.

Để đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, hiệu quả cần thực sự đổi mới phương pháp dạy học. Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng này là các công chức, viên chức đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm cơng tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với họ không thể giống như đối với sinh viên. Đối với đối tượng này chỉ nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn, sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch.

Mặt khác, cần phải phát huy lợi thế của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo sau đại học. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu của cả nước, nơi tập trung nhiều nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và được nhà nước đầu tư nhiều phịng thí nghiệm trọng điểm. Hiện nay, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 17 Viện nghiên cứu chun ngành có chức năng đào tạo trình độ Tiến sỹ và 7 Viện nghiên cứu chuyên ngành có chức năng đào tạo cao học. Phần lớn đội ngũ cơng chức, viên chức đều có học hàm, học vị, tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các đơn vị trong Viện cũng ở các Trường đại học, các Học viện trong và ngoài nước. Các học viên học sau đại học ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thuận lợi là vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành thực tế tại các phịng thí nghiệm, vừa được tham gia vào các đề tài, dự án của các đơn vị đào tạo. Vì vậy cần phải phát huy tốt hơn nữa lợi thế này trong hoạt động đào tạo sau đại học nhằm đào tạo đội ngũ cơng chức, viên chức có trình độ cao cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng và của cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 100 - 102)