Nội dung đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 30 - 34)

Trong Kế hoạch hành động của Chính phủ về cải cách hành chính đến năm 2010, nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xác định:

Đối với cơng chức hành chính: Phấn đấu đến năm 2010: 100% công

đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Đối với những cơng chức thuộc ngạch chun viên chưa có trình độ đại học, tuổi cịn trẻ (dưới 50 tuổi) phải được đào tạo ở trình độ đại học. Đối với những người sau khi trúng tuyển qua kỳ thi tuyển công chức phải được bồi dưỡng kiến thức về nền hành chính nhà nước, pháp luật, các kỹ năng cơng vụ và đạo đức công chức trước khi được bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Ngồi ra cơng chức hành chính cịn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của hoạt động công vụ đối với từng đối tượng.

Đối với các cơng chức hành chính là cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt cấp huyện, sở, ban, ngành, cục, vụ, viện trở lên cần được đào tạo trình độ đại học về chun mơn, trình độ lý luận chính trị cao cấp và chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp. Trước khi đề bạt, bổ nhiệm cần phải được tham gia một khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành phù hợp với u cầu của vị trí cơng tác mới.

Đối với viên chức sự nghiệp: Phải thường xuyên được nâng cao trình độ

chun mơn và kỹ năng, phương pháp thực hiện công vụ. Ngồi ra, cịn phải được bồi dưỡng cập nhật ngắn hạn các kiến thức về pháp luật và đạo đức công vụ, đặc biệt là đối với các viên chức sự nghiệp thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, tư pháp.

Đối với công chức cấp cơ sở: Đảm bảo cho cán bộ, công chức cấp xã

quản lý nhà nước, chun mơn nghiệp vụ theo tính chất và u cầu cơng việc đảm nhiệm. Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp trở lên về hành chính, lý luận chính trị, chun mơn cho các chức danh theo yêu cầu công việc.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức có thể được tiến hành trong nước kết hợp với đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngồi.

Theo Nghị định 18/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức thì nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng công chức là:

Thứ nhất, đối với đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị: Nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ cơng chức có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị gồm có: bồi dưỡng các Nghị quyết của Đảng, đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân chính trị;

- Chun mơn, nghiệp vụ: Nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ và năng lực thực thi cơng việc; xây dựng đội ngũ chun gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển. Gồm có các chương trình bồi dưỡng cập nhật, kỹ năng hoạt động, sơ cấp, trung cấp, đại học, sau đại học thuộc các lĩnh vực chun mơn; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh công chức, ngạch công chức;

- Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước, về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhằm xây dựng đôị ngũ công chức vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của cơng chức trước u cầu của nhiệm vụ mới, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế mới. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng gồm có: bồi

dưỡng cập nhật kiến thức mới; bồi dưỡng chương trình cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; đào tạo trung cấp, đại học, sau đại học.

- Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc: Để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng công nghệ hiện đại, hiện đại hoá, nâng cao năng suất và năng lực làm việc của công chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị

Thứ hai, đối với bồi dưỡng ở ngoài nước:

- Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành: bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước ta đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi, tập trung vào đội ngũ cơng chức hành chính các ngạch chuyên viên chính trở lên, trong đó chủ yếu là cơng chức lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành và công chức nguồn. Nội dung đào tạo bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực; xây dựng, hoạch định chính sách; tổ chức, điều hành nền hành chính. Để cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài đạt hiệu quả cao, nước ta đã lựa chọn và gửi công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước phát triển và đang phát triển có điều kiện tương đồng phù hợp với Việt Nam;

- Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế: Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại toàn cầu này sau hơn 15 năm đàm phán. Việc Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập, tham gia sâu rộng của Việt Nam trong nền kinh tế Quốc tế. Việc gia nhập WTO tạo nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Nắm bắt được xu thế ấy, nước ta đã có những chủ trương, chính sách trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã gửi nhiều lượt cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, tham quan, học tập kinh nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm của các nước phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 30 - 34)