Thực trạng đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chứ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 43 - 48)

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Cùng với nhiều chủ trương, chính sách quan

trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức thì Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg trong đó có nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cũng là một trong những chủ trương lớn của Nhà nước ta. Theo thống kê, chỉ riêng trong giai đoạn 2001-2005 tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi khoảng 2.510.000 lượt người, trong đó có 407.000 về lý luận chính trị, 894.000 về kiến thức quản lý nhà nước, 1.076.000 về chuyên môn, 37.000 về ngoại ngữ và 96.000 về tin học. Trong cả giai đoạn 2001-2010, khoảng 4,8 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo, bồi dưỡng (về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chun mơn, ngoại ngữ và tin học). Trong các năm 2006-2008 đã cử 42.800 lượt cơng chức hành chính, lãnh đạo, quản lý và cử 27.180 chuyên gia đầu ngành, công chức nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

Theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã bước đầu được đổi mới theo hướng phù hợp với các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể là chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước chuyên viên cao cấp, chun viên chính, chun viên, chương trình đào tạo tiền cơng vụ, chương trình bồi dưỡng cơng chức cấp xã. Song song với quá trình này là sự đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã được chú trọng. Đã có sự phân cấp cụ thể giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, theo đó Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh có nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp sở, cấp vụ và tương đương trở lên; Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tương đương; Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh cơng chức cấp xã và các đối tượng khác do cấp có thẩm quyền giao. Các Học viện, Trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tương đương; Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã theo chuyên môn nghiệp vụ và các đối tượng khác do cấp có thẩm quyền giao.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, bộ máy Nhà nước mới nâng cao hiệu lực quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, ổn định quốc phịng an ninh. Tuy nhiên, do một số chính sách cịn thụ động, khơng sát với thực tế, nên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức không phát huy hết được hiệu quả như các nhà làm chính sách mong muốn.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng đến bồi dưỡng nâng cao thực hành và không gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức, viên chức. Phương thức đào tạo chưa chú trọng khuyến khích tính tích cực của người học. Năng lực, trình độ đội ngũ giảng viên khơng đồng đều, cịn thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm hạn chế. Bởi có nhiều giảng viên khơng được đào tạo chính quy từ nhiều trường thuộc các

lĩnh vực khác, ít người có được sự rèn luyện, học tập trong môi trường sư phạm ngay từ đầu. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức ở nước ta nhìn chung chưa sát với yêu cầu công việc của người học. Công chức, viên chức chủ yếu bắt buộc lựa chọn các lớp học để nhằm hoàn chỉnh tiêu chuẩn, hoặc học để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn như học về quản lý Nhà nước. Tuy việc cử cơng chức, viên chức đi học có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bậc lương, không qua thi cử. Đi học các lớp này, học viên chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để lấy chứng chỉ, chứ chưa thật sự có mục đích học để nâng cao trình độ. Để tránh tình trạng này, chúng ta nên căn cứ vào vị trí cơng tác, u cầu nghiệp vụ cụ thể của từng cán bộ, cơng chức để xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, tránh đào tạo, bồi dưỡng giống nhau, tràn lan cho mọi đối tượng, chẳng hạn đối với cán bộ đối ngoại, cần phải đào tạo sâu về ngoại ngữ; cán bộ quản lý đào tạo sâu về nghiệp vụ quản lý… Nếu tất cả công chức, viên chức đều học tất cả các loại chương trình, thì hiệu quả đào tạo sẽ kém đi.

Ở Việt Nam, chúng ta chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Hiện nay tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng còn là vấn đề nan giải, cần phải quan tâm nhiều hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức cịn lạc hâu, chậm đổi mới. Sự chậm đổi mới trong đào tạo thể hiện ở chỗ đào tạo cịn định hướng theo cung. Nghĩa là ta có gì thì đào tạo, bồi dưỡng cái ấy, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu đào tạo, từ sự cần thiết của các kỹ năng thực hiện công việc. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng còn tràn lan, đặc biệt là ở cấp quận, huyện. Cán bộ công chức, viên chức tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là do yêu cầu duy trì hay chuyển ngạch, trang bị cho mình các loại văn bằng, chứng chỉ, mà chưa chú trọng đến nâng cao năng lực làm việc.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chun mơn theo tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, thậm chí học để “đánh bóng” tên tuổi của mình chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc chuyên môn.

Đối với cơ quan cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng có xem xét, lựa chọn nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, ngạch bậc lương, các mối quan hệ…

Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, liên kết, kế thừa, còn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, cơng chức. Do đó, một số cán bộ, cơng chức mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng qua nhiều trường, lớp nhưng vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ngồi ra, cịn có một số yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng như chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Đó là thực tế đang tồn đọng mâu thuẫn giữa một bên là những cán bộ có thâm niên, kinh nghiệm cơng tác nhưng lại chưa được đào tạo hoặc chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị, với một bên là những cán bộ trẻ đã được đào tạo, trang bị kiến thức chuyên ngành và đạt chuẩn về trình độ nhưng lại thiếu trải nghiệm thực tế. Phần lớn các cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ ràng nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí cơng việc nên khó đưa ra được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng tương ứng với các nhiệm vụ phải thực hiện đối với cán bộ, cơng chức. Trong khi, đó chính là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng sát với nhu cầu công việc. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị tuyển dụng, điều động, tiếp nhận cán bộ, cơng chức có trình độ, chun ngành đào tạo khơng

phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của từng vị trí cơng tác cụ thể nên không tránh khỏi phải đào tạo lại, gây lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 43 - 48)