Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 34 - 38)

chức, viên chức

Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức nhìn bề ngồi có thể cho là đơn giản, nhưng khi đi sâu nghiên cứu, phân tích ta thấy nó vơ cùng phức tạp. Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức bị chi phối bởi nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hố, con người, phương tiện, điều kiện học tập, nghiên cứu…

Một là, quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là quản lý nhà nước theo lĩnh vực, do vậy nó mang đầy đủ các nội dung quản lý những vấn đề liên quan đến nhiều ngành như: kế hoạch, tài chính, lao động, khoa học kỹ thuật và cũng có thể hiểu đó là việc tổ chức và điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo những mục tiêu và yêu cầu đề ra. Những nội dung cơ bản của hoạt động này tuỳ theo thẩm quyền và phạm vi đối tượng được phân cấp quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Những nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức bao gồm: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy; xây dựng chương trình khung và biên soạn giáo trình, viết tài liệu, xuất bản và in, phát hành giáo trình, tài liệu, quy chế thi tuyển công chức và thi nâng ngạch công chức hành chính và cấp phát văn bằng, chứng chỉ;

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều cơng lao đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức, mà cụ thể ở đây là hệ thống quản lý nhà nước được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. Từ năm 1996 đến nay, nhất là vài năm gần đây, về phương diện tổ chức đã hình thành bộ phận chuyên trách làm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ Tổ chức - Cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Nước ta đã bước đầu thống nhất hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cơng chức (trong và ngồi nước) hàng năm và dài hạn; hình thành một nguồn ngân sách của Nhà nước để điều tiết về phương diện tài chính cho lĩnh vực công tác này; các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành, địa phương để bàn bạc tìm kiếm những cơ chế phối hợp và những giải

pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả cho cơng tác này. Những việc làm nói trên đã bước đầu đưa tới một số kết quả tốt, tạo cơ sở tốt cho hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức thống nhất trong phạm vi tồn quốc, hình thành một cơ chế quản lý có khả năng điều hành và phát huy khả năng ấy trong thực tế.

Hai là, hệ thống đánh giá, báo cáo trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Theo quy định tại Điều 16 – Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức thì:

- Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

- Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, khách quan, trung thực.

- Nội dung đánh giá:

+ Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm;

+ Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học;

+ Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; + Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

- Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.

Ba là, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng là một trong những yếu tố quyết định tới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Theo quy định tại Điều 8 –

Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức thì:

- Chương trình, tài liệu được biên soạn căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ;

- Nội dung các chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, tính liên thơng, khơng trùng lặp;

- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phải được bổ sung, cập nhật phù hợp với tình hình thực tế.

Bốn là, giáo trình, tài liệu và đội ngũ giảng viên

Trong q trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, giảng viên là yếu tố rất quan trọng, làm nhiệm vụ cầu nối truyền tải kiến thức tới người học, hướng dẫn phương pháp, nội dung kiến thức giúp cho người học nhanh hiểu biết, rút ngắn được thời gian nhận thức. Có được đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là một yếu tố tích cực tác động tốt tới đào tạo, bồi dưỡng cơng chức.

Giáo trình tài liệu và đội ngũ giảng viên trong đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Khác với các đối tượng là học sinh, sinh viên, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là những cơng chức, viên chức nên giáo trình tài liệu cần có những riêng biệt và đội ngũ giảng viên cần có những phương pháp đảm bảo để đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

Đội ngũ giảng viên phải là những người có kinh nghiệm trong chuyên môn và thực tế mới tạo ra được hứng thú cho các học viên, từ đó mới nâng cao được chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng; cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng của cơng chức, viên chức.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị có tác động tích cực hoặc hạn chế tới đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Cơ sở vật chất và trang thiết bị tốt là điều kiện thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng và ngược lại.

Sáu là, hợp tác quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế và xã hội đang diễn ra nhanh chóng, địi hỏi trong một thời gian ngắn, phải chuẩn bị đủ đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phương pháp tư duy chiến lược, có phương pháp tiếp cận và năng lực thực tiễn trong quản lý vĩ mơ, có sự năng động và tính chun nghiệp cao. Muốn thế thì hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đóng vai trị quan trọng. Cụ thể là kết hợp đào tạo, bồi dưỡng ở trường lớp, đào tạo trong và nước ngoài; phát huy khả năng và tinh thần tự học với đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện qua thực tiễn công tác. Tăng cường bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng; bồi dưỡng chức danh; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Tuy nhiên trong hợp tác quốc tế, để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phải vừa chú trọng đào tạo cán bộ, cơng chức, viên chức tồn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, ngọai ngữ, kiến thức kinh tế đối ngoại, khoa học công nghệ; đồng thời coi trọng bồi dưỡng lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 34 - 38)