Đánh giá chung về năng lực công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 57 - 66)

là khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ; lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên và công nghệ. Lực lượng cán bộ trình độ cao ln là thế mạnh của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong thời gian qua (so với các đơn vị nghiên cứu và triển khai cũng như các trường đại học trong cả nước).

Trong những năm gần đây, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao (Tiến sỹ, Thạc sỹ) cho các đơn vị trực thuộc Viện cũng như phục vụ chung cho đất nước, hàng năm có hàng chục tiến sỹ mới bảo vệ và đào tạo hàng trăm thạc sỹ thuộc các chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và cơng nghệ. Các đơn vị trong Viện cịn cử nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nước ngồi nhằm bổ sung lực lượng cán bộ trình độ cao.

2.1.3. Đánh giá chung về năng lực công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam học và Cơng nghệ Việt Nam

Có thể nói Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một cơ quan tập trung nhiều công chức, viên chức có trình độ chun mơn cao trong nhiều chuyên ngành khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và cơng nghệ. Chính vì vậy năng lực làm việc chun mơn của các nhà khoa học là rất lớn, luôn sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu về cơng việc, những nhiệm vụ của đơn vị nói riêng và của Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam nói chung.

- Về lĩnh vực chuyên môn:

Xét theo cơ cấu chuyên mơn có thể thấy các đơn vị thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thiên về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý thuyết thì số lượng cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ cao chiếm một tỷ lệ lớn. Ví dụ như Viện Tốn học cán bộ có học vị chiếm 86,3%, cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư chiếm 45,2%. Ngược lại, ở các đơn vị nghiên cứu, triển khai và phát triển cơng nghệ thì tỷ lệ này thấp hơn, thường là từ 20-50%. Ngay cả một số đơn vị nằm trong hướng khoa học, công nghệ trọng điểm, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ cao cũng chỉ chiếm trên dưới 40%, so với nhu cầu phát triển hiện nay là chưa đáp ứng được. (Xin xem thêm bảng Tổng hợp tiềm lực cán bộ khoa học, công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở Phụ lục 3).

Lực lượng cơng chức, viên chức có trình độ cao của Viện cũng có hiện tượng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung làm việc ở các cơ sở tại Hà Nội. Ở các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học và Cơng nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt số lượng cán bộ khoa học là cơng chức, viên chức có trình độ sau đại học chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Ví dụ ở ngành khoa học vật liệu thì Viện Khoa học vật liệu tại Hà Nội có số lượng cán bộ có học vị là 59, cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư là 21, trong khi đó tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng tại TP. Hồ Chí Minh tương ứng là 24 và 4; Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang là 19 và 2.

Trước đây và hiện nay, việc học tập ngoại ngữ luôn là nhu cầu tự thân đối với công chức, viên chức thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết và là một phương tiện không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, ở Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam có tới gần 70% công chức, viên chức sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga hoặc ngôn ngữ của một trong các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong nghiên cứu khoa học. Trước yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu tự hồn thiện mình, nhiều cơng chức, viên chức đã tự học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Trong những năm gần đây, do mở rộng và tăng cường các quan hệ quốc tế, các công chức, viên chức là cán bộ khoa học, công nghệ của Viện đã được tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế; thực tập, trao đổi khoa học và đào tạo cán bộ tại nước ngoài; thực hiện các đề án, dự án quốc tế nên trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Pháp) của họ cũng được nâng lên đáng kể. Đến nay, tất cả Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các Viện nghiên cứu chuyên ngành đều có thể giao dịch và làm việc với các chuyên gia nước ngồi mà khơng cần đến phiên dịch. Với đội ngũ cơng chức, viên chức có trình độ cao như vậy thì khả năng sử dụng được một hay nhiều hơn một ngoại ngữ cũng là điều đáng ghi nhận.

Bảng 2.2. Tỷ lệ cán bộ biết, thành thạo ngoại ngữ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Số ngoại ngữ 1 2 3 4

Tỷ lệ người biết (%) 46% 39% 11% 4%

Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ

Tuy vậy, số công chức, viên chức có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp quốc tế cũng khơng nhiều. Số cán bộ có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh tốt và rất tốt chỉ chiếm khoảng 40%. Có một thực trạng là, mặc dù tỷ lệ người biết ngoại ngữ khá cao nhưng số người thực sự sử dụng ngoại ngữ trong làm việc và giao tiếp lại không nhiều. Thực tế, số người giỏi ngoại ngữ chỉ

tập trung ở một số công chức, viên chức trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học và có điều kiện tiếp xúc, giao dịch nhiều với người nước ngồi. Số cịn lại, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ, đồng thời hạn chế đến việc thực hiện các dự án quốc tế về khoa học và công nghệ và đào tạo cán bộ.

- Về trình độ tin học:

Cùng với việc trang bị về ngoại ngữ, máy tính là một cơng cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực và có hiệu quả đối với nhân lực khoa học và công nghệ. Hiện nay, hầu hết công chức, viên chức khoa học và công nghệ của Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đều có khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng tin học phục vụ cho cơng tác chun mơn của mình

Đánh giá chung:

- Mặt mạnh:

Một là, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam có đội ngũ cơng chức, viên

chức là các cán bộ khoa học, cơng nghệ rất đơng đảo, được đào tạo chính quy tại nhiều trường đại học trong và ngoài nước. So với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ cơng chức, viên chức có trình độ cao thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là khá lớn. Đại đa số các công chức, viên chức thuộc Viện đều được đào tạo ở bậc đại học và sau đại học ở các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Họ có tiềm năng chất xám to lớn, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới; thường xuyên tự đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cần thiết, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Bởi vậy, trong nghiên cứu khoa học và triển khai cơng nghệ, họ có đủ kiến thức và năng lực cần thiết để giải quyết những vấn đề khoa học, cơng nghệ đặt ra trong q trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hai là, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho đào tạo, hạ tầng cơ sở,

trang thiết bị kỹ thuật, thư viện, hệ thống phịng thí nghiệm, đặc biệt là các phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao của đất nước.

Ba là, nghiên cứu cơ bản vẫn luôn là một trong những thế mạnh của đội

ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Trong năm 2008, Viện có 341 đề tài nghiên cứu cơ bản và được phân bổ tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng, chiếm khoảng 45% kinh phí các đề tài của Chương trình nghiên cứu cơ bản của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo thống kê sơ bộ của Ban Tổ chức - Cán bộ, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2010, các đơn vị thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố 3985 cơng trình trên các tạp chí quốc tế và quốc gia, trong đó có 1206 bài báo quốc tế, chiếm gần 50% tổng số công bố quốc tế của cả nước trong nghiên cứu cơ bản. Trong năm 2008, một số cán bộ của Viện được mời vào ban tổ chức hay làm báo cáo tại nhiều Hội nghị quốc tế ở nước ngoài. Điều này chứng tỏ nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã gây được những uy tín nhất định trong giới khoa học quốc tế.

0 500 1000 1500 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số bài báo

Bài báo quốc tế

Bài báo thuộc danh sách SCI/SCI-E

Biểu đồ 2.2. Số lƣợng cơng bố cơng trình khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bốn là, các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Viện Khoa học và Công

nghệ đều trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đồng thời lại được trang bị tốt về kiến thức quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao năng lực quản lý và điều hành các hoạt động khoa học, công nghệ của Viện.

- Mặt hạn chế:

Bên cạnh những ưu thế trên, về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khoa học, công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, sự hẫng hụt về đội ngũ công chức, viên chức là cán bộ khoa học,

cơng nghệ có trình độ cao, chưa đào tạo được đội ngũ công chức, viên chức trẻ kế cận, đặc biệt là trong các hướng khoa học, công nghệ trọng điểm đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, sự phân bố công chức, viên chức có trình độ khoa học, cơng nghệ

của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chưa thật hợp lý giữa các Viện nghiên cứu chuyên ngành cả về hướng nghiên cứu và theo khu vực, lãnh thổ. Trong khi khu vực phía Nam là địa bàn có nền kinh tế phát triển sơi động thì lực lượng cơng chức, viên chức là cán bộ khoa học, cơng nghệ có trình độ cao của Viện ở đây lại rất mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đây là một thực tế, chịu những tác động khách quan từ sự phát triển tự nhiên, không đồng đều giữa các hướng nghiên cứu và những tác động chủ quan từ phía cơ quan, đơn vị quản lý khoa học, công nghệ. Do vậy, công tác quy hoạch, quản lý và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện là rất quan trọng.

Thứ ba, đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam cịn thiếu sự gắn bó và hợp tác trong hoạt động khoa học, cịn có biểu hiện của chủ nghĩa cục bộ, tư tưởng đố kị, kìm hãm sự tiến bộ. Phải thừa nhận rằng, trong các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đều có khơng ít các cán bộ khoa học, cơng nghệ có trình độ chun mơn giỏi, nhưng lại gặp khó khăn trong sự liên kết và hợp tác trong hoạt động chuyên môn và thực tiễn. Bên cạnh đó, tình trạng chân trong, chân ngoài, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài của tập thể và của cộng đồng… cũng là những biểu hiện khơng bình thường của đội ngũ công chức, viên chức Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thực ra, những hiện tượng trên đây chỉ mang tính cá biệt và khơng phải là bản chất nhưng những yếu tố có hại này xuất hiện trong đội ngũ cơng chức, viên chức cũng là một trở ngại, khơng những gây khó khăn cho cơng tác tổ chức và quản lý mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Viện nghiên cứu chuyên ngành nói riêng và của Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam nói chung.

Thứ tư, ở đơn vị này hay đơn vị khác của Viện cịn khơng ít cán bộ khoa học,

cơng nghệ chưa thực sự n tâm cơng tác, chưa tồn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Môi trường làm việc tuy đã được cải thiện nhưng chưa thật thuận lợi; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thông tin tuy đã được tăng cường, nhưng chưa thật đầy đủ; điều kiện sống và mức thu nhập còn khá hạn hẹp; cộng với những tác động về tâm lý xã hội trong thời kỳ hội nhập đã làm cho nhiều người được cử đi học tập cơng tác nước ngồi khơng trở về nước công tác. Ngay ở trong nước cũng có khơng ít cán bộ chuyển ra làm cho các cơng ty liên doanh với nước ngồi ở Việt Nam. Cùng với một số nguyên nhân khác, tình trạng “chảy máu chất xám” đang làm thiếu hụt lực lượng cơng chức, viên chức là cán bộ khoa học có trình độ cao ở Viện. Đây thực sự đang là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam nói riêng và của nước ta nói chung.

Bên cạnh đó, hiện nay ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các công chức, viên chức là các nhà khoa học có trình độ chun môn cao nhưng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cịn yếu, kinh nghiệm và thâm niên cơng tác ít nên chưa phát huy tính chủ động trong cơng việc và tham mưu đề xuất giúp cấp uỷ, chính quyền. Một số ít cán bộ chưa có ý thức học tập nâng cao trình độ, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm nên phần nào hạn chế đến hiệu quả của cơng việc. Vì vậy tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, đặc biệt là các công chức, viên chức lãnh đạo trong các đơn vị của Viện phải thường xuyên được quan tâm và chỉ đạo.

Một trong những vấn đề bất cập của đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay là hiện tượng “già hóa”. Những cơng chức, viên chức làm việc lâu năm tuổi cao giữ những vị trí quan trọng trong các đơn vị của Viện thì tư duy và tác phong còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung nên thiếu sự năng động sáng tạo, cịn đội ngũ cơng chức, viên chức trẻ lại khơng được giao những vị trí và những cơng việc quan trọng, hơn nữa do chính sách tiền lương và đãi ngộ thấp nên không thu hút được những nhân tài, những người trẻ tuổi để tiếp bước gánh vác và phát triển sự nghiệp khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thường xuyên biến động, hàng năm trung bình số cơng chức, viên chức đến độ tuổi nghỉ hưu của Viện vào khoảng 150-200 người, nhưng đồng thời số người được tuyển vào làm việc tại các đơn vị trong Viện cũng tương đương thậm chí cịn nhiều hơn rất nhiều con số đó, có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau

2163 2216 2269 2421 2519 1900 2000 2100 2200 2300 2400 2500 2600 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 2.3. Sự biến động lực lƣợng công chức, viên chức của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 57 - 66)