Thay đổi nhận thức của học viên trong hoạt động trong đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 108 - 112)

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng chưa có sự nhất qn.

3.3.7.Thay đổi nhận thức của học viên trong hoạt động trong đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức

dưỡng công chức, viên chức

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiên nay chưa thực sự chưa chủ đô ̣ng. Trên cơ sở công văn hoặc thông báo tuyển sinh từ Ban Tổ chức - Cán bộ hoặc Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ gửi các đơn vị, các đơn vị trong Viện mới căn cứ vào thực trạng công chức , viên chức trong cơ quan rồi mới lâ ̣p danh sách đăng ký. Tuy trong thực tế, việc cử công chức, viên chức đi học là có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bậc lương, hoặc quy hoạch. Đi học các lớp này, đa số học viên chỉ học mang tính đối phó là chủ yếu, học để lấy bằng cấp, chứng chỉ nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn về các loại văn bằng, chứng chỉ cần thiết để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn mà chưa thật sự chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn để làm việc tốt hơn. Chính vì vậy, để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao cần phải thay đổi nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức. Đối với bản thân công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xác định nhiệm vụ học tập là để nâng cao trình độ chun mơn

nghiệp vụ, bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Tóm lại, đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra những yêu cầu và những nội dung cần được quan tâm giải quyết. Trong đó, hồn thiện các cơ chế về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, thay đổi nhận thức về hoạt động động đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cơng chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay./.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân trong điều kiện q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ thì một vấn đề cấp bách đặt ra là phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức cho phù hợp, đảm bảo đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ, cơng vụ được giao. Vì vậy, đối với cả nước nói chung, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt nam nói riêng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Luận văn thạc sĩ “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” đã phần nào đáp ứng được yêu cầu trên.

Luận văn đã có một số đóng góp chủ yếu sau:

- Làm rõ các khái niệm về công chức, viên chức; nêu ra một số đặc thù của đội ngũ công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; phân tích làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở nước ta. Nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích đối với nước ta;

- Phân tích hiện trạng đội ngũ công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một cơ quan nghiên cứu khoa học, cơng nghệ lớn nhất cả nước, có đội ngũ nhân lực mạnh song cũng có những mặt yếu và chưa được tạo điều kiện phát huy năng lực nghiên cứu sáng tạo;

- Đi sâu phân tích thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nêu lên những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chưc; rút ra nguyên nhân của những kết qua đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế;

- Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, luận văn đã đề xuất 7 giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên

chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thứ ba, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với công việc của

đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.

Thứ tư, xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và hiện đại hoá cơ sở vật

chất, trang thiết bị đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ năm, xây dựng hệ thống đánh giá, báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng

công chức, viên chức.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Thứ bảy, thay đổi nhận thức của học viên trong hoạt động trong đào tạo, bồi

dưỡng công chức, viên chức.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là công việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều vấn đề, nên đòi hỏi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành và các cá nhân. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính và đặc biệt là đội ngũ giảng viên ngang tầm để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cơng chức trong tình hình mới./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 108 - 112)