Quy trình thực hiện và cơ chế tài chính về hoạt động đào tạo,bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 73 - 76)

- Quy trình thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Hàng năm, Ban Tổ chức – Cán bộ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổng kết và lập báo cáo về tình hình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức chung của Viện, từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong năm tới. Dựa trên kế hoạch đó, Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chi tiết về chương trình đào tạo, nội dung các lớp học; về thời gian và kinh phí đào tạo. Sau khi kế hoạch được duyệt, Trung tâm Đào tạo sẽ triển khai thực hiện trong năm.

Đối với mỗi một chương trình đào tạo, trước khi triển khai, Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ sẽ thông báo bằng công văn tới tất cả các đơn vị trong Viện để các đơn vị, cá nhân có nhu cầu đăng ký. Dựa trên số lượng đăng ký đó, Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ sẽ tổ chức lớp học, tài liệu và các cơ sở vật chất cần thiết khác. Một số chương trình đào tạo bồi dưỡng thì mang tính bắt buộc và các đơn vị phải cử cán bộ (thường là các lãnh đạo) phải tham gia.

Từ quy trình trên có thể thấy cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chưa thực sự chủ đô ̣ng , chủ yếu là khi có công văn từ cấp trên hoă ̣c từ Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ gửi thơng báo tủn sinh . Trên cơ sở đó , các đơn vị trong Viện căn cứ vào thực tra ̣ng công chức , viên chức trong cơ quan rồi mới lâ ̣p danh sách đăng ký. Tuy trong thực tế, việc cử cán bộ đi học là có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bậc lương, hoặc quy hoạch. Đi học các lớp này , đa số học viên chỉ học mang tính đối phó là chủ yếu , học để lấy bằng cấp , chứng chỉ, chứ chưa có mục đích rõ ràng, trước hết là để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ phục vụ cơng tác . Vì vậy, cơng chức, viên chức tham gia các lớp học thường chỉ nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn về các loại văn bằng, chứng chỉ cần thiết để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn mà chưa thật sự chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn để làm việc tốt hơn. Đối với các chương trình

đào tạo, bồi dưỡng mang tính bắt buộc do những người phải tham gia là các lãnh đạo luôn bận rộn với họp hành và đi công tác nên hầu như số lượng tham gia rất ít, nếu có đến cũng chỉ để có mặt điểm danh chứ khơng thể tập trung trọn vẹn cho khóa học. Thực tế có nhiều lớp học tổ chức với số lượng dự kiến lên đến hàng trăm nhưng khi tham gia chỉ được vài chục người.

Mặt khác, theo quy trình trên thì đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam không xuất phát từ nhu cầu công việc, khơng sát với địi hỏi về nhiệm vụ thực tế tại các đơn vị trong Viện. Có những địi hỏi về chun mơn, có những địi hỏi về kiến thức quản lý, kiến thức pháp luật…lại không được trang bị. Ban Tổ chức – Cán bộ của Viện lên kế hoạch hầu như năm nào cũng giống nhau dựa trên những nhận định chủ quan và mang tính chung chung cho tồn bộ các đơn vị trong Viện, trong khi đó nhiệm vụ của mỗi đơn vị mỗi năm một khác, yêu cầu hội nhập và phát triển đòi hỏi những kỹ năng mới, những kiến thức mới mà bắt buộc phải đổi mới chương trình, nội dung và cả phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

- Cơ chế tài chính cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cử công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo số liệu của Ban Tổ chức - Cán bộ, hàng năm, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Bộ Nội vụ giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng là 150 suất đào tạo/năm với kinh phí là 3,6 triệu đồng/suất. Từ năm 2006 kinh phí tăng lên 4,5 triệu đồng/suất. Với chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng và nguồn kinh phí kèm theo như trên là quá thấp. Trong khi đó, nguồn kinh phí từ các đề tài dự án hoặc nguồn kinh phí tự có của các đơn vị dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không nhiều. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện, kinh phí được dàn trải cho nhiều khóa,

lớp nên thời gian tổ chức ngắn, chưa truyền tải hết nội dung và kiến thức cần thiết cho học viên.

Chỉ tiêu kinh phí hàng năm cấp cho đào tạo sau đại học còn thấp. Trong 5 năm trở lại đây, kinh phí hàng năm dành cho đào tạo sau đại học khoảng hơn 2 tỷ. Tỷ lệ trung bình cho mỗi nghiên cứu sinh là 7 triệu/năm và mỗi học viên cao học là 5 triệu/năm (dự kiến từ năm 2012 kinh phí đào tạo sau đại học sẽ tăng lên 10 triệu/năm đối với nghiên cứu sinh và 7 triệu/năm đối với học viên cao học).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 73 - 76)