Đặc thù của công chức, viên chức trong lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 39 - 43)

Khác với công chức, viên chức hoạt động trong các đơn vị hành chính nói riêng và trong các cơ quan nhà nước nói chung; cơng chức, viên chức làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Phân tích, tìm hiểu về đặc thù của công chức, viên chức lao động trong lĩnh vực này là nhiệm vụ quan trọng để từ đó có những kế hoạch đúng đắn về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ có những đặc điểm sau đây:

Một là, lao động khoa học, cơng nghệ là lao động trí óc

Lao động trí óc là lao động khơng phải người nào cũng có khả năng như nhau, khơng phải lúc nào cũng phát huy được lao động này với cường độ làm việc và tạo ra sản phẩm như nhau. Hiệu quả của lao động trí óc phụ thuộc khá nhiều vào khả năng bộ não của người lao động, vào quá trình đào tạo, vào tâm lý, sự hài lịng, thậm chí cả động cơ của chính người lao động.

Hai là, lao động khoa học, công nghệ là lao động có tính sáng tạo

Lao động nghiên cứu khoa học và công nghệ là lao động sáng tạo. Đó là hoạt động của con người nhằm tạo ra một sản phẩm mới được xã hội chấp nhận.

Thật vậy, sáng tạo trong nghệ thuật có thể bằng ngẫu hứng, bằng cảm xúc, sáng tạo trong sản xuất có thể bằng kinh nghiệm lâu năm, còn sáng tạo trong khoa học và công nghệ không thể không bằng phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học là tổ hợp các kiến thức khoa học, kinh nghiệm nghiên cứu và các biện pháp kỹ thuật trong việc thu thập, xử lý thông tin và các dữ kiện khoa học nhằm phát hiện, chứng minh tính đúng đắn khách quan của đối tượng nghiên cứu. Chính yếu tố này là yếu tố để phân biệt lao động nghiên cứu khoa học, công nghệ với các dạng lao động sáng tạo khác. Có thể nói, sáng tạo là linh hồn của cơng tác nghiên cứu khoa học, là điểm cơ bản nhất để phân biệt nó với lao động sản xuất bình thường, tức là lao động sản xuất mang tính lặp đi lặp lại.

Nghiên cứu khoa học và sáng tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau, quá trình của cơng tác nghiên cứu khoa học chính là quá trình sáng tạo tri thức. Do đó, đánh giá trình độ cao thấp của thành quả nghiên cứu khoa học chủ yếu là xem độ lớn nhỏ của thành phần tính sáng tạo trong nó: tính sáng tạo càng lớn, trình độ càng cao và ngược lại.

Ba là, lao động khoa học, cơng nghệ là lao động mang tính mạo hiểm cao

Tính mạo hiểm là đặc trưng cho tất cả các hoạt động của con người mà khả năng thành cơng của nó là khơng chắc chắn. Khả năng thành cơng khơng chắc chắn bao nhiêu thì có nghĩa là độ mạo hiểm càng cao bấy nhiêu. Tính mạo hiểm càng tăng khi khả năng thành công vẫn không chắc chắn, mà lượng đầu tư về vốn và thời gian lại lớn.

Điều này giải thích tại sao nhiều nước trên thế giới đầu tư phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ vẫn phải chịu chi những khoản kinh phí bao cấp lớn mà chưa chắc sẽ thu được kết quả với tất cả các lĩnh vực, các đề tài. Chỉ có một điều chắc chắn là hiệu quả tổng thể do hoạt động khoa học và công nghệ mang lại cho nền kinh tế của nước nào cũng lớn hơn nhiều so với số tiền đầu tư cho phát triển tiềm lực khoa học, cơng nghệ.

Tính mạo hiểm ở đây cịn nói lên một điều là nghiên cứu khoa học, công nghệ là một dạng lao động thường gặp khó khăn bất thường, rất khó lường trước. Đặc biệt, đối với nghiên cứu cơng nghệ thì tính mạo hiểm lại càng cao vì nó liên quan đến cả sự biến động thị trường, tới cả kiến thức và tài năng quản lý công nghệ của người nghiên cứu.

Bốn là, lao động khoa học, công nghệ là lao động mang tính độc lập

cá thể cao

Tính độc lập cá thể ở đây được hiểu như vai trò quyết định của sự thành công là độc lập của từng cá thể các nhà nghiên cứu. Nói chung, trong sáng tạo, vai trò sáng tạo của các cá thể bao giờ cũng ngự trị. Lao động sáng tạo trong nghệ thuật, trong quản lý, cũng như trong nghiên cứu khoa học, cơng nghệ thì

vai trị của cá thể lại càng cao và ngự trị gần như tuyệt đối. Mặc dù gần đây người ta đã thống kê được số lượng các cơng trình khoa học viết chung có tăng lên, thậm chí nhiều hơn số cơng trình khoa học của một tác giả duy nhất. Song nếu nhìn nhận một cách khách quan thì giữa các tác giả viết chung, có thể xác định một cách chắc chắn sự đóng góp của từng người trong danh sách đồng tác giả: có người đóng góp bằng sự hướng dẫn khu vực có thể sáng tạo, có người đóng góp bằng phỏng đốn sự sáng tạo và có người đóng góp bằng chính sự sáng tạo. Vai trị của tập thể nghiên cứu cũng khơng phải là khơng có ý nghĩa. Vai trị của tập thể nghiên cứu chỉ có ý nghĩa khi có sự phân cơng, tổ chức từng khâu trọng yếu trong việc thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng có mục tiêu và sản phẩm rõ ràng. Ngồi ra, vai trị của tập thể nghiên cứu còn được biết đến như là một phản biện cho các công trình sáng tạo. Nhưng dù sao, trong sáng tạo, vai trị độc lập của cá thể vẫn mang tính quyết định.

Năm là, lao động khoa học, công nghệ là lao động mang tính kế thừa và tích luỹ

Các hoạt động nghiên cứu khoa học hiện đại đều không tách khỏi sự kế thừa thành quả lao động khoa học, cơng nghệ của người đi trước, nó đều được tiến hành trên cơ sở sáng tạo của người khác hoặc người đi trước, những tri thức mới mà họ sáng tạo ra cũng tất nhiên sẽ được người khác hoặc người đời sau kế thừa và phát triển.

Tích luỹ của lao động khoa học, công nghệ biểu hiện ở chỗ: sự triển khai của bất kỳ hoạt động khoa học nào đều phải qua thời gian dài thai nghén, thu thập và tích luỹ với lượng lớn thơng tin có liên quan đến phương pháp, thủ pháp và hướng tư duy… của công việc nghiên cứu ấy, đồng thời với chúng tiến hành phân tích, đánh giá, chỉnh lý, gia cơng một cách tồn diện, mới có thể cung cấp những điều kiện khả thi và cơ cở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới. Ở mỗi khâu, mỗi bước nghiên cứu, tính tích luỹ này cũng được biểu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối. Đo đạc thử nghiệm lặp đi lặp lại cùng với phân tích so sánh số liệu thực

nghiệm là biểu hiện quan trọng của tính tích luỹ. Cho nên, những người làm công tác khoa học, công nghệ, trong lao động khoa học, công nghệ cần cù gian khổ đều phải chú ý kế thừa, tích luỹ, tiêu hố và tiếp thu tri thức.

Sáu là, lao động khoa học, công nghệ luôn coi trọng lý tưởng nghề nghiệp

Đối với các nhà khoa học, đặc biệt đối với những chuyên gia đầu ngành, đầu đàn với lao động khoa học xem như một thiên chức xã hội cao quý thì lý tưởng nghề nghiệp rất được đề cao, coi trọng đối với bản thân họ cũng như đối với đánh giá của xã hội. Nhà khoa học thống nhất trong con người mình cùng một lúc hai vị thế: vị thế công dân của Nhà nước và vị thế khoa học sáng tạo nghề nghiệp chuyên môn. Lý tưởng nghề nghiệp là biểu hiện và là thước đo lý tưởng chính trị xã hội của họ. Bên cạnh đó, họ cũng là người tiếp cận nhanh nhất các luồng thông tin nghề nghiệp ở quy mơ thế giới và khu vực, do đó địi hỏi về giao tiếp, dân chủ và đãi ngộ của họ khá cao. Một mặt, họ có thể độc lập sáng tạo để bảo vệ danh dự đất nước; mặt khác họ (số này khơng nhiều) lại có thể dễ để mất bản lĩnh của mình, tơn thờ các thành tựu và giá trị của các nước có nền kinh tế và khoa học, cơng nghệ phát triển, khó hồ đồng với đồng nghiệp trong nước.

Như vậy, các đặc điểm trên cho thấy, các biện pháp và chính sách về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học, cơng nghệ cũng mang những tính đặc thù. Từ việc phân tích đặc điểm của nhân lực khoa học, công nghệ cũng cho thấy, để khai thác, phát huy tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học, phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học. Đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức phải làm sao để những nhà khoa học luôn là nguồn tạo ra khả năng thúc đẩy phát triển, phát huy được vai trị của trí thức vì sự phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 39 - 43)