Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 52 - 55)

VIÊN CHỨC Ở VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2.1. Đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.1.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. học và Công nghệ Việt Nam.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ; Tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định 118/CP ngày 20/5/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), trên cơ sở khối nghiên cứu khoa học thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Chức năng chính của Viện Khoa học Việt Nam là nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản để làm cơ sở cho sự phát triển nền khoa học của cả nước và nghiên cứu những vấn đề khoa học kỹ thuật có tầm quan trọng lớn về kinh tế, những vấn đề có tính tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, những vấn đề phải tích luỹ số liệu trong nhiều năm qua điều tra, khảo sát rút ra những quy luật, nhằm giải quyết các nhiệm vụ kinh tế quan trọng và lâu dài. Thời kỳ này, nỗ lực lớn nhất của Viện Khoa học Việt Nam là tạo lập nên các Viện, các ngành khoa học có tính truyền thống như Tốn học, Vật lý học, Hoá học, Sinh vật học, Cơ học…. Hoạt động nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam về căn bản được tổ chức theo mơ hình Viện hàn lâm. Cơ cấu các ngành khoa học hoàn toàn tương ứng với cơ cấu các ngành, các Ban Khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và một số nước Đông Âu lúc bấy giờ.

Theo Nghị định 24/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ, Viện Khoa học Việt Nam được tổ chức lại thành Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia bao gồm 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành, với chức năng chủ yếu là tổ chức và thực hiện các

hoạt động nghiên cứu về khoa học tự nhiên và công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước, nhằm tạo ra và triển khai các cơng nghệ tiên tiến có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức lại các đơn vị nghiên cứu, hướng vào việc xây dựng thành các Viện nghiên cứu mạnh theo các hướng khoa học, công nghệ trọng điểm như Viện Công nghệ sinh học, Viện Công nghệ thông tin, Viện Khoa học vật liệu, Viện Cơng nghệ mơi trường… bên cạnh các Viện có truyền thống về nghiên cứu cơ bản như Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện Hoá học, Viện Cơ học… Hoạt động triển khai sản xuất và dịch vụ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh và tăng cường với việc tổ chức lại hơn 60 xí nghiệp, Liên hiệp khoa học sản xuất, Công ty… thành 16 đơn vị khoa học sản xuất hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/10/1992 của Hội đồng bộ trưởng, nhằm tập trung tiềm lực khoa học, công nghệ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật. Các đơn vị này trở thành một mắt xích quan trọng trong việc gắn kết các kết quả nghiên cứu với thị trường, đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội. Cùng với các đơn vị hoạt động theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/10/1992, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Cơng nghệ Quốc gia cịn có 17 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

Hiện tại, theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chức năng chủ yếu của Viện là nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, cơng nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước theo

quy định của pháp luật (Xin xem thêm chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở Phụ lục 1).

Về cơ cấu tổ chức, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam có 24 Viện nghiên cứu khoa học, 3 đơn vị sự nghiệp, 7 cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập, 5 Viện nghiên cứu cấp cơ sở và nhiều đơn vị ứng dụng, triển khai công nghệ tại các địa phương, địa bàn kinh tế trọng điểm, cùng tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo 8 hướng trọng điểm của Nhà nước là:

- Công nghệ thông tin; - Công nghệ sinh học; - Khoa học vật liệu;

- Nghiên cứu biển, hải đảo và cơng trình biển; - Sinh thái và Mơi trường;

- Tài nguyên sinh học và các hợp chất thiên nhiên; - Kỹ thuật điện tử, thiết bị khoa học và tự động hố; - Dự báo phịng chống và giảm nhẹ thiên tai.

(Xin xem thêm sơ đồ tổ chức bộ máy của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở Phụ lục 2)

Các đơn vị của Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đóng tập trung tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Nhà Trang, Đà Lạt, Huế. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cịn có hệ thống gần 50 đài, trạm quan trắc và cơ sở trạm trại thực nghiệm phân bố trên khắp các vùng lãnh thổ, ven biển, hải đảo (Quảng Ninh, vùng núi phía Bắc, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, …) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu.

Hàng năm, Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện hàng trăm đề tài thuộc các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương

đương, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cơ sở khoa học phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 52 - 55)