Nhu cầu tăng cường kỹ năng, nâng cao năng lực làm việc và tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức trong công cuộc cải cách nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 90 - 93)

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng chưa có sự nhất qn.

3.1.2. Nhu cầu tăng cường kỹ năng, nâng cao năng lực làm việc và tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức trong công cuộc cải cách nền

tính chun nghiệp của cơng chức, viên chức trong cơng cuộc cải cách nền hành chính

Trong xu thế tồn cầu hố và cơng cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước, đòi hỏi đội ngũ cơng chức, viên chức cũng phải có sự thay đổi nâng cao tính chuyên nghiệp cho phù hợp. Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ IX đã khẳng định: Xúc tiến cải cách hành chính tồn diện về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động. Phát huy vai trò điều hành của bộ máy hành pháp. Xây dựng quan hệ chế độ trách nhiệm công vụ. Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước bảo đảm tính liên tục của nền hành chính. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng đã xác định mục tiêu là “xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước”

Một trong những nội dung cơ bản của chương trình tổng thể về cải cách hành chính ở Việt Nam là đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức mà trong đó phải xây dựng cho được đội ngũ công chức, viên chức nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại. Như vậy, trong xu hướng tất yếu của thời đại và với tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, muốn tiếp cận được với nền hành chính của thế giới thì nền hành chính của Việt Nam khơng thể khơng tính đến yếu tố hiện đại. Đồng thời đội ngũ công chức của nền hành chính khơng chỉ là nguồn lực chủ yếu để cấu thành nền hành chính mà nó cịn có vai trị quyết định cơ chế vận hành, tổ chức các hoạt động và sự thành công hay thất bại của cơ chế vận hành hay các hoạt động đó. Hiệu quả của nền hành chính phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ công chức, viên chức.

Đối với nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều điều kiện mà nước ta chưa đáp ứng được như: Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường thấp; hệ thống pháp luật và thủ tục cịn nhiều cái chưa phù hợp với thơng lệ chung của quốc tế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập, đội ngũ công chức cịn có nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cũng như sự phân bổ theo ngành và theo lãnh thổ, vừa quá lớn về quy mô, vừa yếu kém về chất lượng, vừa

bất hợp lý trong việc bố trí sử dụng, tạo nên sự trì trệ của nền hành chính. Sự thành thục trong kỹ năng là tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp, tính chun mơn hố của các cán bộ, cơng chức, viên chức.

Tính chun nghiệp của cơng chức, viên chức thể hiện cách làm việc bài bản, thơng suốt theo một trình tự chặt chẽ, thành thạo, có kỹ năng theo quy trình đã được xác định và đạt hiệu quả cao. công chức, viên chức làm việc có tính chuyên nghiệp thể hiện sự am hiểu, có kiến thức, chứng tỏ kỹ năng làm việc tốt và có thái độ chuẩn mực đối với cơng việc của mình. Có 4 yếu tố cơ bản để xác định tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức:

Một là, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công việc mà công chức, viên

chức đảm nhận. Có ba loại kiến thức mà cơng chức, viên chức cần phải tích lũy trong suốt thời gian làm việc là: kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn hẹp và kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống xảy ra. Kiến thức cơ bản làm nền tảng cho chuyên môn của công chức, viên chức. Kiến thức chuyên môn hẹp là những kiến thức cần thiết phải có để thực hiện cơng việc, nếu khơng có đầy đủ kiến thức chun mơn hẹp thì cơng chức, viên chức khó có thể thực hiện tốt cơng việc của mình. Những kiến thức cần thiết để cơng chức, viên chức xử lý các tình huống xảy ra là kiến thức cần phải có liên quan đến cơng việc mà công chức, viên chức đang đảm nhận để xử lý tình huống một cách tốt đẹp, có tình, có lý. Đồng thời, cũng phải trang bị cho mình những kiến thức về quan hệ, giao tiếp, văn hóa, về đặc điểm tổ chức của địa phương nơi họ cơng tác... Có như thế cơng chức, viên chức mới vững tâm, tự tin thực hiện công việc và xử lý các tình huống xảy ra một cách hiệu quả. Kiến thức cơ bản có được qua các khóa đào tạo, qua thu nhận từ sách vở và từ thực tiễn cuộc sống sinh động;

Hai là, kỹ năng thực hiện công việc. Nếu kiến thức là sự hiểu biết về cơng

việc thì kỹ năng chính là cách thức làm việc, là tổ chức triển khai công việc, là trả lời câu hỏi: làm cơng việc đó như thế nào? Người có kỹ năng làm việc là người tổ chức tốt công việc, làm việc một cách thành thục, trơi chảy có kết quả

tốt. Người chưa có kỹ năng làm việc thường vụng về. Không biết phải triển khai công việc như thế nào, làm việc hay gặp trục trặc và kết quả làm việc thường không cao. Kỹ năng làm việc không phải là thứ “trời cho”, mà do tập rèn mất nhiều thời gian mới có được;

Ba là, xây dựng quy trình cơng việc. Công việc cần được chia thành các

phần việc nhỏ khác nhau và được sắp xếp tiến hành theo trình tự cần thiết nhất định. Khi thực hiện các thao tác để hoàn thành từng phần việc nhỏ, thì từng bước, cơng chức, viên chức đã thực hiện hồn thành các phần việc theo trình tự được sắp xếp theo quy định và kết quả là cơng việc được hồn thành theo những chuẩn mực đã đề ra từ trước;

Bốn là, các yếu tố bổ trợ khác, như môi trường làm việc, cách thức lãnh đạo,

quản lý, thái độ làm việc, tình trạng sức khỏe, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt đều là những yếu tố có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tính chun nghiệp của đội ngũ cơng chức, viên chức. Là yếu tố bổ trợ, nhưng chúng có vai trị rất lớn đối với tính chun nghiệp, như chế độ đãi ngộ thấp, khơng có tính cạnh tranh, thì khó có thể nói đến sự nhiệt tình, tận tụy lâu dài đối với cơng việc, khó có thể nói đến làm tốt, khơng sai sót, đúng thời gian của cơng chức, viên chức.

Từ đòi hỏi của cơng cuộc cải cách hành chính quốc gia và thực trạng về năng lực của đôi ngũ công chức, viên chức cần thiết phải đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước mang tính chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và xu thế tồn cầu hố tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức qua thực tiễn viện khoa học và công nghệ việt nam (Trang 90 - 93)