TT Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Chia ra Số HS/lớp Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 1 2016- 2017 2 30 1087 10 10 10 37 2 2017- 2018 2 30 1093 10 10 10 37 3 2018- 2019 2 30 1080 10 10 10 36
2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp trung học phổ thông
Trong những năm học vừa qua Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, quy hoạch và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp THPT trong đó có 2 trường đóng trên địa bàn huyện Ba Bể.
Đội ngũ cán bộ quản lý:
- Trường THPT Ba Bể là trường hạng I miền núi với 21 lớp học. Ban giám hiệu nhà trường gồm có 01 Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng (cịn thiếu 01 phó Hiệu trưởng). Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (02 thạc sỹ, 01 đang học thạc sỹ), có năng lực quản lý, điều hành nhà trường, hàng năm xếp loại công chức, viên chức đều từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Trường THPT Quảng Khê là trường hạng 2, miền núi, là trường có 2 cấp học với 15 lớp (06 lớp THCS, 09 lớp THPT). Ban giám hiệu nhà trường gồm có 01 phó Hiệu trưởng phụ trách và 01 phó Hiệu trưởng (Cịn thiếu 01). Đội ngũ Ban giám hiệu đều có trình độ đạt chuẩn, có năng lực trong quản lý điều hành. Hàng năm xếp loại cơng chức, viên chức đều từ hồn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Giáo viên:Trường THPT Ba Bể có 05 tổ chun mơn với 48 giáo viên. Trường THPT Quảng Khê có 04 tổ chun mơn (02 tổ chuyên môn cấp THPT) với 32 giáo
viên (18 giáo viên cấp THPT). Các giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có năng lực chun mơn, nhiệt tình trong cơng tác, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
TT Trường Hạng trường Số CBQL Số tổ CM Số GV (THPT) Số GV Vật lí 1 THPT Ba Bể 1 3 5 48 4 2 THPT Quảng Khê 2 2 4 32 2
2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên Vật lí cấp trung học phổ thơng
Đội ngũ giáo viên Vật lí cấp trung học phổ thơng có 06 người, có trình độ chun mơn đạt chuẩn. Có năng lực, nhiệt tình trong cơng tác. Số giáo viên đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 05, cấp tỉnh: 0, hiện vẫn chưa có giáo viên Vật lí đăng ký đi học nâng cao trình độ (sau Đại học). Trong những năm họcvừa qua, các giáo viên Vật lí đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí, tăng cường khai thác và sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực hành mơn Vật lí đã làm cho các tiết học mơn Vật lí trở nên dễ hiểu, khơng nhàm chán. Học sinh đã chủ động hơn, tích cựchơn trong các hoạt động lĩnh hội kiến thức.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên Vật lí có năng lực khơng đồng đều, vẫn cịn giáo viên ngại khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học trong các tiết học một phàn do thiết bị thí nghiệm thực hành cịn thiếu (do hỏng), một phần do kỹ năng khai thác và sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành Vật lí chưa thực sự tốt.
2.1.2.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho dạy học mơn Vật lí cấp trung học phổ thông
Các nhà trường đã dành nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học. Công tác quản lý cơ sở vật chất được đảm bảo, các nhà trường đã tiến hành giao cơ sở vật chất lớp học cho từng lớp để lớp tự quản lý, sử dụng (01 phịng/lớp) qua đó việc bảo quản và sử dụng hiệu quả, giảm thiểu được hỏng hóc. Hàng năm, vào cuối mỗi kỳ học, nhà trường đều tiến hành kiểm tra, rà sốt các thiết bị dạy học trong đó có các thiết bị thí nghiệm thực hành mơn Vật lí để tiến hành mua sắm, bổ sung. Song do nguồn kinh phí khơng nhiều, việc xã hội hóa giáo dục thực hiện chưa tốt (do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn) nên việc mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học nói chung và thiết bị thí nghiệm thực hành mơn Vật lí nói riêng cịn hạn chế.
Việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học được thực hiện theo quy định, các giáo viên lên lớp đều báo cáo các thiết bị dạy học qua nhân viên quản lý thiết bị, quá trình quản lý có đủ hồ sơ sổ sách theo dõi tình trạng thiết bị sử dụng và được cập nhật vào phần mềm quản lý thiết bị. Ngoài ra các giáo viên còn chủ động tự làm thêm các thiết bị dạy học. Trong năm học 2018 - 2019 số thiết bị tự làm là 99 thiết bị.
Thiết bị dạy học mơn Vật lí đã được cấp theo đúng Thông tư 01/2010/TT- BGDĐT về ban hành thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông. Qua khai thác, sử dụng, một số thiết bị đã bị hỏng, khơng thực hiện được hết các thí nghiệm trên lớp. Các bài thực hành Vật lí, giáo viên Vật lí đã hướng dẫn và tổ chức cho học sinh làm tại phịng học bộ mơn Vật lí, song số lượng thiết bị thí nghiệm cịn thiếu (do hỏng) nên mỗi nhóm học sinh tham gia làm thí nghiệm khá đơng, một số học sinh không được tham gia tiến hành các thí nghiệm.
2.1.2.5. Thực trạng học sinh cấp trung học phổ thông
Học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có trên 95% là dân tộc thiểu số, đa số học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (trừ Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể). Nhiều học sinh trọ học xa nhà tại các khu trọ, sự quản lý, giáo dục của gia đình cịn hạn chế. Đại đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập song cịn khá rụt rè, nhút nhát trong việc tham gia các hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường.
Đối với mơn Vật lí là một mơn học được cho là khó, đặc biệt đối với học sinh miền núi. Học sinh trung học phổ thơng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có cố gắng, song kết quả đạt được chưa cao. Chỉ có 01 học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh và không đạt giải.