Hoạt động dạy mônVật lícủa giáo viên theo hướng tăng cường kĩ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Hoạt động dạy mônVật lícủa giáo viên theo hướng tăng cường kĩ năng

hành cho học sinh trung học phổ thông

Để giúp HS có được các năng lực cơ bản thông qua dạy học môn Vật lí, mỗi GV phải hiểu rõ dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn; là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học theo mục đích giáo dục chứ không phải quá trình truyền thụ một chiều từ GV đến HS.

- Công tác soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên: Giáo viên phải soạn bài trước khi đến lớp; Bài soạn môn Vật lí phải xác định rõ ràng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học với các năng lực (bao gồm năng lực chung và năng lực vật lí), phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS với mức độ cụ thể, đo được, có tính thực tiễn và khả thi; Mục tiêu dạy học của mỗi bài dạy phải góp phần phát triển năng lực Vật lí và các năng lực chung khác của HS theo quy định của CT giáo dục cấp học; Những mục tiêu này là cơ sở để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp và phải được chia sẻ với HS ngay từ đầu môn học, giờ học để định hướng việc dạy học.

- Hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên cần phải: Thực hiện tiến trình một giờ dạy Vật lí (ổn định, kiểm tra bài cũ, nghiên cứu bài mới, vận dụng, củng cố kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà); Tổ chức các hoạt động phù hợp cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức; Lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp, phù hợp với môn Vật lí và phù hợp với học sinh; Tiến hành đầy đủ các thí nghiệm biểu diễn trong giờ Vật lí; Tạo cơ hội cho học sinh được tiến hành các thí nghiệm trên lớp (kể cả thí nghiệm

biểu diễn); Hướng dẫn, trợ giúp học sinh tiến hành các thí nghiệm thực hành (trong các giờ thực hành); Giao cho học sinh chủ động tự nghiên cứu các thí nghiệm thực hành, tự tiến hành thí nghiệm, đo đạc các kết quả, xử lý số liệu, viết báo cáo (trong các giờ thực hành); Quan sát thái độ của học sinh trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, trợ giúp học sinh hợp lý trong quá trình học sinh hoạt động; Củng cố, khắc sâu kiến thức môn học, mở rộng, liên hệ thực tiễn có tính giáo dục; Giao nhiệm vụ về nhà một cách cụ thể, phù hợp với năng lực của học sinh; Hướng dẫn học sinh cách tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí; Giao học sinh làm các thiết bị thí nghiệm, máy móc... tự làm theo các nguyên tắc Vật lí được học; Tổ chức ngoại khóa Vật lí.

- Sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá để xác định được mức năng lực HS đạt được trong quá trình dạy học nhằm điều chỉnh kịp thời việc dạy, việc học để đạt mục tiêu dạy học.

- Giáo viên cần thường xuyên cập nhật tri thức, bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)