8. Cấu trúc luận văn
1.5. Quảnlý hoạt động dạy học môn Vật líởtrường trung học phổ thơng theo
1.5.2. Quảnlý hoạt động học mơnVật lícủa học sinh
- Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh
Phương pháp học tập là hệ thống các cách sử dụng hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, quản lý việc giáo dục phương pháphọc tập cho học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
+ Làm cho học sinh có kỹ năng chung của hoạt động học tập. + Làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với bộ môn. + Giúp học sinh có phương pháp học tập trên lớp.
Để đạt được những yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải tổ chức học tập nghiên cứu, bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững và thống nhất các phương pháp học tập và trách nhiệm của các đối tượng trong trường với việc hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Từ đó Hiệu trưởng lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh.
- Quản lý hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh
Chỉ đạo GV trong việc giáo dục ý thức tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Khuyến khích HS chủ độngchuẩn bị bài trước khi đến lớp; Tự học lý thuyết, tự làm các bài tập trong SGK; Chủ động, tích cực tham gia nhóm học tập, tự nghiên cứu; Sưu tầm các tài liệu học tập; Tự học qua internet...
- Quản lý nền nếp, thái độ học tập của học sinh
Nền nếp học tập sẽ quyết định nhiều đến kết quả học tập. Vì vậy, cần phải xây dựng và hình thành được những nền nếp học tập sau đây:
+ Phải xây dựng cho học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyên cần, chăm chỉ, có nền nếp học bài và làm bài đầy đủ.
+ Giúp học sinh có nền nếp thực hiện các hoạt độngvăn hóa ở trường cũng như ở nhà và nơi công cộng...
+ Nền nếp sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ Xây dựng được nền nếp về khen thưởng và kỷ luật, chấp hành nền nếp, nội quy học tập cho học sinh.
Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong không gian và thời gian tương đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải tổ chức phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm, Đồn thanh niên và gia đình học sinh, nhằm đưa hoạt động học tập của học sinh vào nền nếp chặt chẽ từ trong trường, lớp đến gia đình. Trong sự phối hợp này đặc biệt chú ý vai trị hoạt động của Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thơng qua hoạt động tập thể, giúp các em phát huy vai trị tự giác tích cực, tự quản các hoạt động học tập của mình. Đồng thời thơng qua hoạt động, cần động viên, khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến bộ của các em một cách thường xuyên nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của các em, nâng cao chất lượng học tập theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục.