Các nguyên tắc đề xuất biệnpháp quảnlý dạy học mônVật líở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biệnpháp quảnlý dạy học mônVật líở các trường

trung học phổ thông

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng, chi phối đến các giải pháp mà chúng ta quan tâm. Các biệnpháp đề xuất chỉ có giá trị, có tính khả thi khi chúng nằm trong khuôn khổ của Pháp luật, không vi phạm Hiến pháp, các bộ luật, các văn bản pháp quy. Khi nghiên cứu để đề xuất các biện pháp cần tìm hiểu các công cụ cơ bản trong quản lý nhà nước về giáo dục như: Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết, Luật giáo dục, các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ nhà trường, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hành chính khác. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, để các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT đảm bảo tính pháp lý cần bám sát vào Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, số 44/2009/QH12, số 4/2014/QH13, số 9/2015/QH13 và từ 01 tháng 7 năm 2020 là Luật số 43/2019/QH14,Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, Các Chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng và Nhà nước về Giáo dục, chiến lược phát triển Giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, chương trình giáo dục phổ thông và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác định trên cơ sở cốt lõi chung là quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông liên quan đến các vấn đề quản lý như quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực của quá trình dạy học,… Do vậy có thể có nhiều biện pháp trong hệ thống song các biện pháp cần có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất cùng tác động một cách đồng bộ đến quá trình quản lý. Quản lý

hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông cần phải đổi mới đồng bộ từ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực của đội ngũ, tăng cường kiểm tra, giám sát. Hơn nữa với vai trò là một bộ phận trong hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí liên quan đến các nhiệm vụ quản lý khác trong trường trung học phổ thông và có ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của việc thực hiện, triển khai công tác quản lý. Vì vậy, các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh trong trường trung học phổ thông phải đảm bảo tính hệ thống trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Tính thực tiễn của các biện pháp thể hiện ở nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông và mục tiêu quản lý hoạt động này ở mỗi nhà trường.

Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí tại 02 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho thấy lãnh đạo các nhà trường đã xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí, đã mang lại những kết quả trong quá trình dạy học và giáo dục của nhà trường. Trong các biện pháp đã được xây dựng và thực hiện, có biện pháp đã phát huy hiệu quả song cũng có nhiều biện pháp chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện và phối hợp giữa các biện pháp thiếu toàn diện, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện tốt. Khảo sát thực trạng việc quản lý cũng cho thấy, nếu quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì sẽ không thể có các biện pháp quản lý có tính tích cực, hiệu quả cao mà chỉ mang tình hình thức, hành chính. Kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lý là một yếu tố quan trọng nhưng không thể là tất cả mà cần sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Kinh nghiệm cần phải được kết hợp với các kiến thức về khoa học quản lý thì mới phát huy được hiệu quả, vì vậy cán bộ quản lý cần được trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của nhà trường một cách khoa học và đạt hiệu quả cao.

Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônVật lí ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn phải dựa trên cơ sở thực tiễn và đảm bảo

tính thực tiễn, đó là quy mô mạng lưới trường lớp, các điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin phục vụ cho công tác dạy học. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ chính công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí của cán bộ quản lý qua từng năm học.

3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ

Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông là quản lý một hoạt động với tư cách là bộ phận của một hệ thống bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, cách thức tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi việc quản lý vận hành hoạt động dạy học môn Vật lí cần có kế hoạch, có tổ chức thực hiện, có điều khiển, có kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Vì vậy các biện pháp quản lý đưa ra phải đảm bảo tình toàn diện, đồng bộ, cân đối trong đó phải xác định rõ trọng tâm, những ưu tiên hợp lý trong quá trình áp dụng các biện pháp.

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực

Các biện pháp được đưa ra phải có hiệu lực, tác động đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện. Muốn vậy, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý. Hợp pháp có nghĩa là phải đảm bảo tính pháp lý của các biện pháp. Hợp lý là các giải pháp đưa ra phải phù hợp với các đối tượng tác động tương ứng với vị trí, vai trò của đối tượng, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao. Khi đó, các biện pháp sẽ tác động đến các đối tượng giúp họ huy động tối đa năng lực của bản thân trong việc thực hiện các nhiệm vụ mang lại kết quả tốt trong việc thực hiện của cả quá trình.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)