Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học mơnVật lí theo hướng tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 97 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biệnpháp quảnlý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường

3.2.5. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học mơnVật lí theo hướng tích

dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu đã và đang được các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đồng thời để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.

Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Vật lí thường xuất phát từ các vấn để thực tiễn, qua nghiên cứu, khái quát thành kiến thức. Có thể nói các kiến thức Vật lí ln gắn liền với thực tế và thực nghiệm là phương pháp tốt nhất để hình thành kiến thức cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thí nghiệm trong các tiết học là tăng cường việc sử dụng của giáo viên và tăng cường việc thực hiện thí nghiệm thực hành của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự chủ động sáng tạo của học sinh để hình thành kiến thức (thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm phát hiện vấn đề…) hoặc để kiểm chứng các kiến thức đã hình thành bằng con đường lý thuyết (thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm thực hành…).

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Cán bộ quản lý chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn xây dựng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí. Trong đó chú trọng các nội dung:

- Thay đổi cách soạn giáo án (kế hoạch bài học) theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh chủ động, sáng tạo suy nghĩ, tìm tịi, lĩnh hội kiến thức.

- Đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ việc truyền thụ một chiều kiến thức của giáo viên cho học sinh sang việc hướng dẫn cho học sinh hoạt động chủ động để lĩnh hội kiến thức. Tăng cường việc tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp để học, chuyển giao các nhiệm vụ học tập rõ ràng trong các hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trị là người định hướng, hướng dẫn, trợ giúphọc sinh trong quá trình tìm tịi, lĩnh hội kiến thức.

- Tăng cường việc hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị dạy học, các thiết bị thí nghiệm Vật lí trong q trình lĩnh hội kiến thức để kiến thức đến với học sinh một cách “tự nhiên”, theo “gần đúng” con đường hình thành kiến thức của khoa học Vật lí.

- Tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn theo “nghiên cứu bài học”. Đặc biệt đối với những bài có sử dụng đến thiết bị thí nghiệm để tìm ra phương án tối ưu nhất của việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong từng nội dung (dùng thí nghiệm nào, ai là người thực hiện thí nghiệm,…).

- Cán bộ quản lý tăng cường việc kiểm tra việc sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn của giáo viên. Có đánh giá, góp ý thẳng thắn và có chỉ đạo cụ thể về nội dung, cách thức tiến hành sinh hoạt chuyên môn để đạt hiệu quả cao.

- Đổi mới việc dự giờ thăm lớp, chuyển từ việc xem xét quá trình dạy học của giáo viên sang việc xem xét quá trình hoạt động của học sinh (học sinh hoạt động có tích cực khơng? Có chủ động khơng? Kết quả của các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động của học sinh có đảm bảo hình thành được kiến thức cho học sinh hay không?). Sau mỗi giờ dạy cần có những nhận xét cụ thể, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, có thể khơng đánh giá xếp loại.

- Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá không nhất thiết phải do giáo viên đánh giá mà có thể cho học sinh tự đánh giá bản thân, học sinh đánh giá học sinh. Nội dung kiểm tra, đánh giá có thêm những kỹ năng thực hành của học sinh

3.2.5.3. Cách tiến hành

- Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và mơn Vật lí nói riêng phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Trước hết, ta cần phải khẳng định: khơng có phương pháp dạy học nào là tối ưu mà trong quá trình thực hiện, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học sao cho chúng phát huy được hiệu quả tốt nhất đối với từng nội dung, từng kiểu bài lên lớp. Để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, người cán bộ quản lý cần:

- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, của tổ chun mơn trong đó chú ý đến việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học mơn Vật lí.

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng soạn giáo án (kế hoạch bài học) theo hướng tăng cường sử dụng các thí nghiệm thực hành cho giáo viên mơn Vật lí cho các nội dung, các bài phù hợp, các thí nghiệm thực hanh cần được bố trí hiệu quả, kết hợp giữa các thí nghiệm do giáo viên thực hiện với các thí nghiệm do học sinh trực tiếp thực hiện một cách hợp lý, trong đó chú trọng việc tự thực hiện thí nghiệm thực hành của học sinh (ở lớp học, trong phịng thí nghiệm, ở nhà…).

- Quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết dạy theo các bước: Chuẩn bị cho việc đổi mới phương pháp thí nghiệm (tâm thế của giáo viên, học sinh, xơ sở vật chất …); Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm; tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện (giáo viên, học sinh), điều chỉnh, bổ sung (khi cần thiết), duy trì kết quả đạt được, tích cực của việc đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng các thiết bị thí nghiệm.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy mơn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm ở các tiết học cần:

- Cán bộ quản lý, giáo viên Vật lí, nhân viên thiết bị thí nghiệm trong nhà trường cần nhận thức rõ vai trị của thí nghiệm thực hành mơn Vật lí đối với sự hình thành và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Qua đó, nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học mơn Vật lí ở trường trung học phổ thông.

- Cán bộ quản lý và giáo viên mơn Vật lí cần đầu tư thời gian để nghiêm túc nghiên cứu việc sử dụng, vận dụng các thí nghiệm thực hành mơn Vật lí trong q trình dạy học. Giáo viên Vật lí cần có năng lực khai thác, sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong việc dạy học. Phối hợp tốt với nhân viên thiết bị trong việc lựa chọn, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm.

- Cơ sở vật chất nhà trường cần phải đảm bảo cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm. Cần có đủ các thiết bị dạy học tối thiểu đối với môn Vật lí cấp trung học phổ thông theo Thông tư 01/2010/TT-BGDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thơng. Ngồi ra cịn có các thiết bị thí nghiệm tự làm của giáo viên Vật lí và học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 97 - 99)