8. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Kỹnăng thực hành
1.2.6.1. Kỹ năng
TheoTừ điển TiếngViệt:“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận
được vào thực tế” [36].
Theo Từ điển Giáo dục học, Kỹ năng là:“Khả năng thực hiện đúnghành động,
hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiếnhành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [15].
Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng:“Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành
động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mụct iêu và những điều kiện thực tế đã cho” [19].
Kỹ năng được xem là sự vận dụng thành thạo những tri thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người đã được tích lũy qua lý luận và thực tiễn để thực hiện hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả cao; giải quyết, xử lý hiệu quả những vấn đề xảy ra trong công việc và cuộc sống.
Có thể phân loại kĩ năng gồm 5 mức độ sau đây(theo đề xuất của Dave R.H (1970): 1. Bắt chước (imitation): Làm theo một hành động đã được quan sát nhưng thiếu sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
2. Thao tác (manipulation): Làm theo một hành động đã được quan sát thường theo sự chỉ dẫn, thể hiện một số sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
3. Làm chuẩn xác (precison): Thực hiện một hành động thể lực với sự chuẩn xác, cân đối và chính xác.
4. Liên kết (articulation): Thực hiện thành thạo một hành động thể lực có sự phối hợp của một loạt các hành động khác.
5. Tự nhiên hố (naturalization): Biến một hành động thể lực thành cơng việc thường làm để mở rộng nó ra và làm cho nó trở thành một sự đáp ứng tự động, khơng gị bó và cuối cùng thành một sự đáp ứng thuộc về tiềm thức hay bản năng.
Thậm chí, các động tác, các thao tác phải được thực hiện nhiều lần để có sự thành thạo, đảm bảo cho kết quả chính xác hay nói cách khác, kỹ năng được hình thành nhờ quá trình luyện tập của cá nhân trong việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kỹ năng có thể là kỹ năng chung để giải quyết những vấn đề chung để giải quyết mọi công việc và kỹ năng riêng để giải quyết những vấn đề có tính chất đặc thù.
1.2.6.2. Kỹ năng thực hành môn Vật lí
Thực hành Vật lí là việc vận dụng các kiến thức Vật lí thu được để tiến hành các thí nghiệm Vật lí nhằm mục đích hình thành kiến thức mới, giải thích các hiện tượng liên quan hoặc kiểm nghiệm lại các kiến thức Vật lí đã có. Việc thực hành thí nghiệm Vật lí có thể được diễn ra ở trên lớp, ở trong các phòng thực hành, phịng học bộ mơn hoặc ở nhà. Việc thực hiện các thí nghiệm thực hành Vật lí của học sinh có thể do giáo viên hướng dẫn hoặc do học sinh tự làm.
Kỹ năng thực hành thí nghiệm Vật lí là loại kỹ năng riêng, có tính đặc thù. Nó là khả năng thực hiện các thí nghiệm Vật lí, là khả năng vận dụng các kiến thức Vật lí để thực hiện các thao tác thí nghiệm nhằm đạt được mục đích thí nghiệm. Các kỹ năng thực hành Vật lí như kỹ năng xác định mục đích thí nghiệm, xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng điều chỉnh sự thay đổi các đại lượng Vật lí, sử dụng các dụng cụ đo, kỹ năng quan sát hiện tượng, đọc, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu bằng biểu đồ, tính tốn, xác định sai số của phép đo, viết báo cáo, kết luận,…
Để tăng cường kỹ năng thực hành Vật lí cho học sinh ta cần cho học sinh rèn luyện từng kỹ năng thành phần trong quá trình làm thí nghiệm thực hành như: kỹ năng xác định mục đích thí nghiệm, xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm, dụng cụ đo, kỹ năng quan sát hiện tượng, đọc, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu bằng biểu đồ, tính tốn, xác định sai số của phép đo, viết báo cáo, kết luận…