8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biệnpháp quảnlý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹnăng
hành cho học sinh một cách khoa học, hợp lý
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch dạy học mơn Vật lí cần được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch dạy học bộ mơn Vật lí là căn cứ để giáo viên Vật lí thực hiện các nội dung trong năm học, đồng thời là căn cứ để cán bộ quản lý nhà trường và cấp trên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cấp trung học phổ thông.
Với đặc trưng của mơn Vật lí là khoa học thực nghiệm, các kiến thức được hình thành chủ yếu bằng con đường thực nghiệm thì việc xây dựng kế hoạch dạy học mơn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh là rất cần thiết. Qua thực hành học sinh có thể tìm tịi, phát hiện được kiến thức mới, có thể kiểm nghiệm lại được các kiến thức được xây dựng bằng lý thuyết và có thể sáng tạo để vận dụng kiến thức Vật lí trong đời sống hàng ngày.
Kế hoạch dạy học mơn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh nếu được xây dựng một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp hoạt động dạy học mơn Vật lí của Nhà trường đi vào nền nếp, nâng cao được chất lượng mơn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Trong việc xây dựng kế hoạch cần đảm bảo xuyên suốt giữa kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường, kế hoạch của tổ chun mơn (nhóm bộ mơn) và kế hoạch của cá nhân.
- Căn cứ vào chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của tỉnh, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tao, cán bộ quản lý nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị của địa phương, điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất,… của nhà trường. Trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu cần đạt, các biện pháp thực hiện, tổ chức thực hiện (phân công cụ thể cho giáo viên, tổ chuyên môn), kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo mục tiêu để ra.
- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế, tổ, nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch của tổ, nhóm chun mơn trong đó cần cụ thể hóa các mục
tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ tương ứng với tổ chuyên môn, đối với từng môn học, đối với từng lớp học sinh… Cán bộ quản lý cần kiểm tra, phát hiện sai sót và phê duyệt kế hoạch của tổ chun mơn. Trong q trình thực hiện cần tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để có những chỉ đạo, điều chỉnh bổ sung kịp thời.
- Căn cứ vào kế hoạch của tổ, nhóm chun mơn, nội dung và khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mơn Vật lí, giáo viên Vật lí xây dựng kế hoạch cá nhân trong đó có kế hoạch dạy học chi tiết, kế hoạch kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp. Kế hoạch dạy học của giáo viên sẽ được cụ thể hóa bằng các kế hoạch bài học tương ứng với từng chủ đề, từng nội dung, từng tiết học. Việc xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh cần được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với các nội dung kiến thức của các chủ đề trong cấp học.
- Với nội dung chương trình Vật lí cấp trung học phổ thơng. Ở lớp 10 bao gồm các phần Cơ học, Nhiệt học, lớp 11 gồm các phần điện từ học, quang hình học, giáo viên có thể sử dụng nhiều thí nghiệm thực hành để tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. Ở lớp 12, phần dao động cơ, sóng cơ, dao động điện từ, sóng ánh sáng, giáo viên vẫn có thể sử dụng nhiều các thiết bị thí nghiệm để tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh nhưng ở phần lượng tử ánh sáng, Vật lí hạt nhân ngun tử thì việc sử dụng thí nghiệm thực hành rất hạn chế và hầu như không thực hiện được, học sinh lĩnh hội kiến thức chủ yếu bằng tư duy, suy luận lôgic để lĩnh hội kiến thức.
- Kế hoạch dạy học cá nhân phải được tổ trưởng (nhóm trưởng) chun mơn phê duyệt, trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt để làm căn cứ thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
3.2.2.3. Cách tiến hành
Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường:
- Thu thập dữ liệu, xác định mục tiêu, biện pháp thực hiện, tổ chức phân công thực hiện: Cán bộ quản lý tiến hành thu thập các số liệu từ tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh, các kết quả đạt được từ năm học trước, các ý kiến từ các tổ chuyên môn (chỉ tiêu từng môn học, dự kiến phân công nhiệm vụ chuyên môn dựa trên năng lực của giáo viên, đặc biệt chú ý đến mơn Vật lí…), điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, các nguồn lực… để xác định các mục tiêu, các biện pháp thực hiện trong năm học.
- Cán bộ quản lý căn cứ vào chỉ thị năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các dữ liệu thu thập được xây dựng kế hoạch một cách khoa học, hợp lý trong đó chú ý đến việc phân cơng chun mơn mơn Vật lí đảm bảo phát huy tối đa năng lực của giáo viên. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về khai thác và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lí cấp trường, hội thi thiết bị dạy học tự làm cho giáo viên và học sinh…
- Lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường và điều kiện thực tế của tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chun mơn trong đó chú trọng việc xây dựng các nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh đối với mơn Vật lí.
- Giáo viên Vật lí căn cứ kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, điều kiện trang thiết bị phục vụ chuyên môn của nhà trường và tình hình học sinh các lớp được phân công giảng dạy. Lập kế hoạch cá nhân trong năm học một cách hợp lý, khoa học trong đó có các nội dung: tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo vềtăng cường kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học, việc tự bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học, việc phối hợp với nhân viên thiết bị nhà trường trong việc khai thác và sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng, việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong q trình lên lớp đảm bảo phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh, việc tự làm hoặc cùng học sinh làm thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành…
- Khi duyệt kế hoạch cá nhân của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn và cán bộ quản lý cần kiểm tra việc đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học, hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Quán triệt tinh thần từ cán bộ quản lý, tổ trưởng chun mơn đến giáo viên về vai trị quan trọng của các kế hoạch. Kế hoạch cần đảm bảo chi tiết, cụ thể, khoa học, hợp lý và có tính khả thi cao.
- Việc lập kế hoạch phải được thống nhất từ cán bộ quản lý đến tổ chun mơn, giáo viên. Trong q trình lập kế hoạch, cán bộ quản lý phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát tổ chun mơn và giáo viên Vật lí xây kế hoạch đảm bảo các nội dung khơng được mâu thuẫn. Các kế hoạch này chính là căn cứ để giá viên thực hiện, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên mơn kiểm tra, giám sát, đánh giá trong q trình giáo viên thực hiện nhiệm vụ trong năm học.