Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh đốivớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biệnpháp quảnlý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh đốivớ

Vật lí thơng qua thí nghiệm thực hành

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mỗi nội dung kiến thức được hình thành bằng con đường tự học tự nghiên cứu sẽ làm cho học sinh cảm thấy hào hứng đặc biệt là kiến thức Vật lí được hình thành thơng qua thí nghiệm thực hành sẽ làm cho học sinh thêm tin u vào kiến thức mơn học. Từ đó, học sinh sẽ tích cực, tự giác, chủ động tham gia mơn học góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn.

Tự học, tự nghiên cứu là một hình thức học có tính cá nhân do bản thân người học nỗ lực thực hiện. Để tiến hành công việc này, yêu cầu học sinh phải tự giác, huy động các năng lực trí tuệ, phẩm chất, tâm lý trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.

Để học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu mơn Vật lí thơng qua thí nghiệm thực hành cần bồi dưỡng học sinh:

- Động cơ, ý chí tự học để động cơ, ý chí tự học được hình thành chân chính trong quá trình học sinh đi sâu vào chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Động cơ, ý chí tự học phải được cụ thể hóa trong các nhiệm vụ học tập và tự học.

- Giúp học sinh biết đánh giá bản thân để xác định, lựa chọn nội dung tự học, tự nghiên cứu mơn Vật lí thơng qua thí nghiệm thực hành.

- Xây dựng kế hoạch tự học tự nghiên cứu mơn Vật lí thơng qua thí nghiệm thực hành của học sinh.

- Đánh giá được kết quả tự học, tự nghiên cứu của học sinh đối với mơn Vật lí thơng qua thí nghiệm thực hành.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý chí tự học cho học sinh. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh chỉ đạt được hiệu quả cao khi học sinh tự nhận thức được mục tiêu hoạt động của mình. Do vậy, trong quá trình này bản thân học sinh phải chủ động, tự giác và tích cực thì mới đạt được hiệu quả. Chính vì vậy, học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn, có ý chí, có động cơ cụ thể về hoạt động tự học, tự nghiên cứu của mình.

- Lựa chọn nội dung tự học, tự nghiên cứu phù hợp. Học sinh cần biết đánh giá năng lực của bản thân để lựa chọn nội dung tự học, tự nghiên cứu mơn Vật lí thơng qua

thí nghiệm thực hành cho phù hợp. Ứng với các nội dung tự học, tự nghiên cứu học sinh đã lựa chọn, giáo viên cần chỉ rõ những nguồn tài liệu gốc, khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm các tài liệu khác, cùng với các thiết bị thực hành để tiến hành tự học, tự nghiên cứu.

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu và thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu. Đây là công việc rất quan trọng và cần thiết trong quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Kế hoạch tự học cụ thể, khoa học, có tính khả thi cao sẽ giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu một cách chủ động, khoa học và dễ dàng hơn.

3.2.4.3. Cách tiến hành

- Cán bộ quản lý chỉ đạo cho giáo viên mơn Vật lí giáo dục tư tưởng, tình u đối với mơn Vật lí thơng qua các giờ lên lớp, đặc biệt qua các tiết có nội dung thí nghiệm thực hành thể hiện rõ vai trị của thí nghiệm thực hành trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức cũng như tìm hiểu kiến thức mới trong quá trình học tập mơn Vật lí.

- Tổ chức, khuyến khích cho học sinh tự đăng ký các nội dung tự học, tự nghiên cứu mà học sinh cảm thấy yêu thích và phù hợp với năng lực của học sinh hoặc thông qua việc giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên Vật lí lựa chọn những nội dung học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên Vật lí tiếp tục theo dõi, hướng dẫn học sinh để học sinh tự học, tự nghiên cứu đúng hướng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự nghiên cứu và giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để có thể giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch tự học, tự nghiên cứu một cách phù hợp.

- Thường xuyên khuyến khích, động viên, giúp đỡ để học sinh có thể vượt qua những khó khăn trong quá trình tự học, tự nghiên cứu.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý, giáo viên Vật lí nắm rõ vai trị của thí nghiệm thực hành trong việc học tập và nghiên cứu bộ mơn Vật lí. Hiểu rõ việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học sinh học tập và nghiên cứu.

- Học sinh cần mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ học tập và nghiêm túc thực hiện.

- Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đặc biệt là thiết bị thí nghiệm thực hành đủ và đảm bảo hoạt động và cho các kết quả chính xác, tránh để làm mất niềm tin của học sinh vào khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 95 - 97)