CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
3.1. Những tiền đề để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu
3.1.1. Định hướng phát triển chiến lược của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đến
2020
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục giữ vững và duy trì thị phần xăng dầu của Tập đoàn ở mức 60% trên toàn quốc, thực hiện trách nhiệm vai trò chủ đạo trong việc bình ổn thị trường nội địa. Mở rộng và đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ khác; nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp chuyên doanh và phát triển thị trường ngoài nước.
Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu kinh doanh và tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, đổi mới tổ chức kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tích tụ lợi nhuận. Bảo đảm an toàn tuyệt đối vể con người, tài sản, tiền vốn. Ổn định doanh nghiệp, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý lao động; đổi mới cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng tạo động lực lợi ích nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ chuyên
sâu.
Mục tiêu có tính chiến lược trong giai đoạn phát triển mới của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là: Xây dựng và phát triển Petrolimex thành một tập đoàn kinh tế mạnh và
năng động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, trong đó kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu là "nòng cốt".
Một số chỉ tiêu định hướng giai đoạn 2017 -2020:
Theo kế hoạch định hướng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 cần đạt những tiêu chí lớn như sau:
- Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối xăng dầu tại Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí "thống lĩnh" ở mức độ 60% vào năm 2020.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu bình quân từ 7,8-9%/năm và đạt mức
160.000 tỷ đồng vào năm 2020.
- Tổng giá trị đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2017-2020
đạt từ 10.000-11.500 tỷ Việt Nam đồng.