Thực trạng công tác đánh giá quá trình thực hiện công việc và tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn (Trang 72 - 74)

2.3. Kết luận về công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn

2.3.5. Thực trạng công tác đánh giá quá trình thực hiện công việc và tiền lương

Cách tính tiền lương

Cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh được trả lương theo quy chế trả lương của Công ty, Chi nhánh theo 2 hình thức:

- Trả lương theo thời gian:Áp dụng đối với các phòng nghiệp vụ Chi nhánh, Kho xăng dầu Mai pha.

TLi = (TL CDCVi : NCCĐ )x NCTTi x Ki

Trong đó: TLi: Là tiền lương tháng của nhân viên i

TLCDCVi: Là tiền lương chức danh công việc của nhân viên i

NCCĐ: Là ngày công chế độ trong tháng

NCTTi: Là ngày công thực tế trong tháng của nhân viên i

Ki : Hệ số hiệu quả làm việc trong tháng của nhân viên i

- Trả lương theo sản phẩm: Áp dụng đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

QTLTCH = QTLBLXD+QTLHHDV+QTLKHÁC

Trong đó: +QTLTCH: Quỹ tiền lương toàn cửa hàng

+QTLBLXD: Quỹ tiền lương bán lẻ xăng dầu theo barem khoán lao động tiền lương cho từng bộ phận gián tiếp, trực tiếp trên cơ sở lao động định biên, mức lương CDCV, sản lượng thực hiện qui đổi (xăng các loại hệ số bằng 1, dầu diesel hệ số bằng 0.85) và tính theo đơn giá đồng/lít

+QTLHHDV: Qũy tiền lương hàng hóa dịch vụ khác là QTL thực lĩnh trên cơ sở doanh

thu/lãi gộp bán hàng hóa dịch vụ khác toàn cửa hàng.

+QTLKHÁC: Qũy tiền lương khác bao gồm lương tăng ca ba, lương khác

QTL bộ phận gián tiếp: căn cứ vào sản lượng thực hiện tra theo barem khoán lao động tiền lương, hệ số hiệu quả làm việc .

- QTL bộ phận trực tiếp

TLCNi = {(QTLBLXDTCH -QTLBPGT –PCCH) chia(:)SLQĐTCH} * TSLQĐCNi*Ki

Trong đó: + TLCNi: Tiền lương công nhân i theo sản lượng quy đổi

+QTLBLXDTCH: Qũy tiền lương bán lẻ xăng dầu quy đổi toàn cửa hàng

+QTLBPGT: QTL Bộ phận gián tiếp

+PCCH: Phụ cấp cửa hàng(phụ cấp ca trưởng)

+SLQĐTCH: Sản lượng quy đổi toàn cửa hàng

+TSLQĐCNi: Tổng sản lượng bán lẻ quy đổi của công nhân i

+ Ki : Hệ số hiệu quả làm việc trong tháng của công nhân i

Căn cứ vào bảng chấm công, bàng xếp hệ số hiệu quả làm việc, bảng kê sản lượng xăng dầu, doanh thu sản xuất kinh doanh và dịch vụ của các đơn vị gửi về hàng tháng để phòng Tổ chức hành chính làm căn cứ để làm lương trả các đơn vị.

- Đánh giá theo hệ số hiệu quả công việc

Cuối tháng các phòng nghiệp vụ và các cửa hàng họp để bình xét hiệu quả làm việc của tháng đó để xếp hệ số hiệu quả làm việc với 3 mức 1.05, 1 và 0.95 theo tiêu chuẩn

* Xếp hệ số hiệu quả 1.05 : Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với khối lượng lớn, chất lượng và hiệu quả công việc ở mức cao;

- Chủ động trong công việc, phối hợp, thúc đẩy đồng nghiệp, đơn vị có liên quan hoàn thành tốt công việc được giao;

- Chấp hành tốt các nội quy, quy định của Chi nhánh, đơn vị. Có tinh thần đoàn kết nội bộ cao;

- Tham gia tích cực các phong trào của Chi nhánh và phong trào của đoàn thể phát động.

* Xếp hệ số hiệu quả làm việc hệ số 1.0 : Hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt các tiêu chuẩn sau:

- Hoàn thành tốt khối lượng, chất lượng, tiến độ kế hoạch công việc;

- Chủ động trong công việc, phối hợp với đồng nghiệp, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện;

- Thực hiện tốt các nội quy, quy định của Chi nhánh, đơn vị;

- Tham gia đầy đủ các phong trào của Chi nhánh, đơn vị. * Xếp hệ số hiệu quả 0.95: Chưa hoàn thành nhiệm vụ

- Chưa hoàn thành công việc, hoàn thành ở mức độ thấp công việc, nhiều công việc chậm tiến độ so với kế hoạch hoặc chất lượng công việc không đạt yêu cầu;

- Vi phạm nội quy, quy định của Chi nhánh, đơn vị nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật

lao động;

- Chưa tích cực, chủ động trong công việc, để lãnh đạo đơn vị phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)