.4.3 Nguyên nhân của các yếu kém, thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn (Trang 79)

- Do là Chi nhánh nhà nước, chiếm giữ khoảng 65% thị phần trong thị trường toàn Tỉnh cho nên không gây áp lực lớn trong kinh doanh (đối xử khách hàng, tình hình thị trường, doanh thu, lợi nhuận,…) từ đó đã nảy sinh ý thức ngại đổi mới trong lực lượng cán bộ công nhân viên của Chi nhánh .

- Chi nhánh chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của nguồn nhân sự trong chiến lược phát triển của Chi nhánh; chưa quan tâm đầu tư chính đáng cho công tác quản trị nhân sự. Chưa xây dựng kế hoạch dự báo phát triển nguồn nhân sự của đơn vị trong từng giai đoạn.

- Chưa có chính sách đầu tư chính đáng cho người lao động, chính sách tiềnlương còn mang nặng tính bình quân; chưa có chính sách rõ ràng về khuyến khích vật chất và tinh thần.

- Chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực thực hiện công việc và đánh giá khả năng của từng lao động. Việc đánh giá cán bộ công nhân viên chưa thực chất, còn mang tính chủ quan… là những nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trong công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh.

- Đã phát động phong trào xây dựng “văn hóa Petrolimex” nhưng sự thực hiện chưa thường xuyên, sự kiểm tra chưa kịp thời, chủ yếu mang tính phong trào. Chưa gắn văn hóa tổ chức đạo đức kinh doanh với đặc điểm của từng bộ phận trong Chi nhánh nên tính thi đua, khích lệ không cao, nét đặc trưng của nguồn nhân sự của Chi nhánh chưa thể hiện rõ nét.

- Chi nhánh chưa xây dựng và áp dụng mô hình quản trị nhân sự hiện đại vào Chi nhánh nên hiệu quả công tác quản trị nhân sự không cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã sơ lược được thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh

Xăng dầu Lạng Sơn

1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Xăngdầu Lạng Sơn.

2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân sự của Chi nhánh: Phân tích quy mô cơ cấu lao động, chất lượng lao động, năng suất lao động. từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về sử dụng nguồn nhân sự tại Chi nhánh.

3. Phân tích tình hình quản trị nguồn nhân sự về các mặt như: Tuyển dụng lao động, đào tạo lao động, trả lương và các chế độ phúc lợi đối với người lao động. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về tình hình quản trị nguồn nhân sự tại Chi nhánh.

Qua phân tích thực trạng trong 3 năm giai đoạn 2014 – 2016, các chỉ tiêu nhiệm vụ của Chi nhánh xăng dầu Lạng sơn đề ra đều hoàn thành cho thấy công tác quản trị nhân lực của Chi nhánh là hợp lý. Đây là cơ sở để xây dựng nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của Chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo, làm cơ sở định hướng quản trị nhân sựtại Chi nhánh trong những năm tới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN

TRỊ NHÂN SỰCỦA CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN

3.1 Những tiền đề để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh Xăng dầu

Lạng Sơn

3.1.1 Định hướng phát triển chiến lược của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến năm

2020

Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục giữ vững và duy trì thị phần xăng dầu của Tập đoàn ở mức 60% trên toàn quốc, thực hiện trách nhiệm vai trò chủ đạo trong việc bình ổn thị trường nội địa. Mở rộng và đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ khác; nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp chuyên doanh và phát triển thị trường ngoài nước.

Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu kinh doanh và tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, đổi mới tổ chức kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tích tụ lợi nhuận. Bảo đảm an toàn tuyệt đối vể con người, tài sản, tiền vốn. Ổn định doanh nghiệp, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý lao động; đổi mới cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng tạo động lực lợi ích nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ chuyên

sâu.

Mục tiêu có tính chiến lược trong giai đoạn phát triển mới của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là: Xây dựng và phát triển Petrolimex thành một tập đoàn kinh tế mạnh và

năng động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, trong đó kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu là "nòng cốt".

Một số chỉ tiêu định hướng giai đoạn 2017 -2020:

Theo kế hoạch định hướng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 cần đạt những tiêu chí lớn như sau:

- Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối xăng dầu tại Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí "thống lĩnh" ở mức độ 60% vào năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu bình quân từ 7,8-9%/năm và đạt mức

160.000 tỷ đồng vào năm 2020.

- Tổng giá trị đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2017-2020

đạt từ 10.000-11.500 tỷ Việt Nam đồng.

3.1.2 Dự báo thị trường xăng dầu giai đoạn 2017 đến 2020

Chiến lược và kế hoạch phát triển của Tập đoàn ty Xăng dầu Việt Nam cũng như Chi

nhánh Xăng dầu Lạng Sơnvà các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong cả nước giai đoạn 2017 - 2020 được hoạch định, dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá những yếu tố nội tại, tiềm năng và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong giai đoạn hội nhập sắp tới; Mặt khác, căn cứ vào những yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố chủ yếu

sau:

Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020

với những chỉ tiêu cơ bản: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5,5 -7%/năm: Cơ cấu kinh tế chuyển động và thay đổi mạnh mẽ đối với toàn bộ nền kinh tế, dân số Việt Nam ước khoảng 93 triệu người. Sự phát triển kinh tế - xã hội với các chỉ tiêu nêu trên sẽ kéo theo nhu cầu xăng dầu tiếp tục gia tăng, thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ, dự báo sản lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2020 đạt khoảng 22,15 triệu m3 (tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2020 đạt khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

Thứ hai, theo lộ trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế Quốc tế và khu vực, đến nay Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, tham gia Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với việc thực hiện các cam kết trong quá trình tham gia WTO, Việt Nam sẽ từng bước mở cửa và tự do hoá thị trường kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ. Đến thời điểm đó, tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ trở nên sôi động và quyết liệt hơn bởi sự tham gia tích cực của các hãng, các tập đoàn dầu khí Quốc tế, các Công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm và công nghệ vượt trội.

Thứ ba,trong giai đoạn 2017-2020 việc Việt Nam thực hiện các cam kết về lộ trình cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại khu vực và Quốc tế, cơ các chính sách quản lý của Nhà Nước Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa sẽ có những điều chỉnh và thay đổi căn bản.

Thứ tư, cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển; theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới những năm tới tiếp tục duy trì ổn định, năm 2016 mức tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo từ 4.1- 4.3 % tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á tăng từ 5,1% năm

2015 lên 5,4% năm 2016 và sẽ đạt tốc độ cao hơn trongnăm 2017 và những năm tới Quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ ở các nước kéo theo nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng mạnh, tình trạng thiếu các cơ sở chế biến dầu trên Thế giới cộng với chiều hướng các nước OPEC không gia tăng sản lượng khai thác dầu tương ứng với mức tăng nhu cầu sử dụng sẽ làm cho giá dầu mỏ Thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao trong những năm tới.

3.1.3 Dự báo những cơ hội và những thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp

kinh doanh xăng dầu trong giai đoạn 2017 -2020

Trong bối cảnh được dự báo có sự tác động tổng hợp của những yếu tố thị trường xăng dầu như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn 2017-2020 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam đang đứng trên những cơ hội và thách thức sau:

Những cơ hội

Thứ nhất, cùng với các xu hướng thúc đẩy mở cửa thị trường xăng dầu, chính sách phát triển vĩ mô của Nhà Nước sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch , tạo ra những "động lực" mới cho thị trường phát triển toàn diện và đúng quy luật; môi trường kinh doanh sẽ trở nên lành mạnh và bình đẳng hơn. Các doanh nghiệp xăng dầu sẽ có cơ hội "trải nghiệm" thị trường cạnh tranh, chủ động kinh doanh và xây dựng định hướng phát triển.

Thứ hai, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế Quốc tế sẽ mở ra cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, với mỗi doanh nghiệp, thị trường có thể trở nên rộng lớn hơn, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao sức mạnh và khả năng tham gia cạnh tranh trên thị trường từ mọi hướng.

Những thách thức

Thứ nhất, phải kể đến là khả năng duy trì thị phần, phát triển những thị trường mới, những lĩnh vực kinh doanh mới trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp (cả

trong và ngoài nước) tham gia thị trường, hoạt động kinh doanh và sẽ cùng chịu tác động cạnh tranh "khốc liệt" của quy luật thị trường.

Thứ hai, là khả năng của các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh và hoạch định các chiến lược, giải pháp kinh doanh ngày càng năng động, linh hoạt. Các doanh nghiệp

thực sự nhạy bén trong công tác phát hiện và nắm bắt cơ hội để phát triển và đối phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Điều đó đòi hỏi Chi nhánh Xăng dầu Lạng Sơn cũng phải có những chiến lược, kỹ năng cạnh tranh phù hợp để duy trì được thị phần hiện có.

Thứ ba, là yêu cầu nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp trong mọi môi trường cạnh tranh mới. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, hoạt động của mỗi doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh doanh sẽ phải hướng tới mục tiêu nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động, cắt giảm chi phí, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và có lãi, tạo được tích luỹ để phát triển trong từng thời kỳ cũng như trong kế hoạch dài hạn.

3.1.4 Những định hướng chiến lược về chính sách con người của Tập đoàn Xăng

dầu Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

- Coi con người (người lao động) là động lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tập đoàn xăng dầu Việt nam nhận thức sâu sắc rằng: Sức mạnh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay nằm ở nhân tố con người; Chính vì vậy, việc khơi dậy và khai thác mạnh mẽ nguồn lực con người đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên đầu tư cao nhất. Đặt con người vào vị trí trung tâm, coi trọng con người, doanh nghiệp chỉ là phương tiện, để người lao động phát huy tài năng và sáng tạo; trên cơ sở đó xây dựng một đội hình làm việc có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ thành thạo về nghiệp vụ, làm việc có hiệu quả, tin tưởng cộng sự, xây dựng đội hình làm việc có hiệu quả là chủ thuyết và phương châm hành động của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay theo đường lối đổi mới của Đảng.

Khẳng định quan điểm coi yếu tố con người là nền tảng cho sự phát triển của

Petrolimex, Tập đoàn rất coi trọng công tác nâng cao chất lượng lao động và đào tạo nguồn nhân sự. Tập đoàn đã và sẽ tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để phát triển thành

tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để cán bộ quản lý phát huy năng lực, công nhân viên có đầy đủ việc làm; Phát hiện và sử dụng đúng cán bộ trẻ, cán bộ giỏi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ thể hiện tài năng sáng tạo; đầu tư mạnh mẽ cho đào tạo để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho từng thành viên trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo người đứng đầu và đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt.

- Đưa chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân sự của Tập đoàn trở thành chính sách ưu tiên hàng đầu.

Hàng năm. Tập đoàn sẽ đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hoạt động đào tạo và kiểm tra, bảovệ sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong nước và ngoài nước về các chủ đề chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho nhân viên sẽ được tiến hành thường xuyên. Đồng thời, đời sống của người lao động tiếp tục được quan tâm chu đáo, không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập, giúp người lao động yên tâm gắn bó, cống hiến cho đơn vị. Tạo cơ hội bình đẳng cho từng cán bộ công nhân viên để có thể phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của họ trong công việc.

- Xây dựng chiến lược “văn hóa doanh nghiệp” gắn liền thương hiệu Petrolimex.

Petrolimex đặt vấn đề “coi trọng con người và đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển ” đó chính là cốt lõi của chiến lược và cũng là linh hồn của “văn hoá doanh nghiệp Petrolimex” và quá trình xây dựng sẽ tiến hành trên phạm vi quy mô toàn Tập đoàn xăng dầu Việt nam và các giá trị tổng hợp trên cả phương diện vật chất và tinh thần cũng đang được tích luỹ theo thời gian vận động của sự phát triển.

Về cơ sơ vật chất, hệ thống mạng lưới cửa hàng xăng dầu Petrolimex đã và sẽ được tiếp tục đầu tư mở rộng, phát triển rộng khắp trên cả nước từ trung tâm đô thị lớn, các khu công nghiệp cho đến tận các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo theo một tiêu

chuẩn thống nhất về mỹ thuật công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, vị trí thuận lợi cho người tiêu dùng( Nhận diện thương hiệu ).

Về con người tất cả các nhân viên bán hàng của cửahàng Petrolimex đều phải qua đào tạo bắt buộc về kỹ thuật bán hàng xăng dầu và đạo đức kinh doanh, thái độ ứng xử với khách hàng đạt chuẩn theo chương trình đã được nghiên cứu tổng kết từ thực tiễn kết hợp với một số chương trình quản lý hiện đại. Trên toàn hệ thống mạng lưới cửa hàng

Petrolimex phải đạt uy tín cao nhất về đảm bảo số lượng, chất lượng xăng dầu cho khách hàng và phục vụ an toàn 24/24.

Triết lý thống nhất trong toàn Tập đoàn là “hãy sống với nhau tử tế, hãy mang tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn (Trang 79)