Đối với Ban giám đốc Chi nhánh Xăng dầu Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn (Trang 107 - 113)

2. KIẾN NGHỊ

2.2. Đối với Ban giám đốc Chi nhánh Xăng dầu Lạng Sơn

- Tập trung đánh giá lại chất lượng đội ngũ quản lý và lao động trực tiếp. Thiết lập quy trình tuyển chọn tối ưu để có thể lựa chọn được đội ngũ quản lý giỏi về chuyên môn, thạo về quản lý, đội ngũ lao động trực tiếp chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng…

- Ban giám đốc xem xét phân công lại cơ cấu của Phòng tổ chức hành chính thành hai

tổ: Tổ quản trị nhân sự và tổ hành chính tổng hợp để giúp cho việc quản trị nhân sự được một cách khoa học hơn. Bố trí sắp xếp lại lao động dôi dư từ bộ phận gián tiếp đưa xuống bổ sung cho khối lao động trực tiếp.

- Tiến hành lập chiến lược hoạch định nhân sự cho 03 năm từ 2017-2020.

- Tiến hành phân tích lại công việc và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh để

làm cơ sở cho việc đào tạo và bổ nhiệm cán bộ trong Chi nhánh. Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí công việc.

- Năm 2017-2020, tổ chức được 01 đợt thi về kiến thức kỹ năng nghiệp vụ bán hàng, giao nhận hàng hóa cho khối lao động trực tiếp; 01 đợt thi cho khối lao động quản lý và lao động gián tiếp về giải quyết, xử lý những tình huống quản lý và những nội dung chuyên môn của khối kinh doanh, tài chính, kỹ thuật, tổ chức.

- Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, nhất là trình độ trên đại học, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn chuyên sâu. Xây dựng chính sách sử dụng những lao động có trình độ đào tạo từ thạc sỹ trở lên, bố trí lực lượng này đúng năng lực, trình độ, có chế độ lương thưởng tương ứng với năng lực làm việc của họ để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám. Lập qui trình khai thác hồ sơ cán bộ công nhân viên theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại để tiện lợi cho việc tìm hiểu thông tin về nhân sự trong cơ quan.

- Xây dựng cơ chế khoán tiền lương cho các bộ phận. Cho phép các bộ phận được tự chủ xây dựng chế độ thang, bảng lương của bộ phận mình dựa trên tổng số khoán. Khối văn phòng Chi nhánh chỉ làm nhiệm vụ quản lý vĩ mô, không can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh và quản trị nhân sự của các cửa hàng, kho như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

{1} Nguyễn Thị Cành, Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuấtbản đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 201.

{2} GS.TS. Đỗ Văn Phức, Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, NXB Bách khoa, năm 2007.

{3} Chi nhánh xăng dầu Lạng sơn (2015), Báo cáo tổng kết năm 2014 về kinh doanh, lao động, nhân sự.

{4} Chi nhánh xăng dầu Lạng sơn (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015 về kinh doanh, lao động, nhân sự.

{5} Chi nhánh xăng dầu Lạng sơn (2017), Báo cáo tổng kết năm 2016 về kinh doanh, lao động, nhân sự.

{6}. Công ty xăng dầu Hà Bắc (2015), Quy chế hoạt động của Công ty xăng dầu Hà Bắc.

{7} Công ty xăng dầu Hà Bắc (2016),Quy chế trả lương và phân phối tiền thưởng .

{8} Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2004), Giáo trình Phương pháp và kỹ năng Quản lý nhân sự, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

{9} Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân(2004), Giáo trình Quản trị nhân lực,

Trường Đại học Kinh Tế quốc dân, Hà Nội.

{10} Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực,Nhà xuất bản Giáo dục

{11} Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê.

{12} Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống kê.

{13} Nguyễn Hương (2008), Tổ chức điều hành nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.

{14} Kerry Gleeson(2003), Tổ chức công việc theo khoa học, Nhà xuất bản Thanh

Niên, Tp Hồ Chí Minh.

{15} Nguyễn Bách Khoa (2002), “ Toàn cầu hoá và sự đổi mới quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp”. Tạp chí Cộng sảnsố 275-2002 trang 11-21.

{16}Nguyễn Bách Khoa (2003). Marketing các nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

{17}Matsushita Konosuke do Trần Quang Tuệ dịch. Nhân sự - chìa khoá của thành công. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

{18} Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê, TP Hồ

Phụ lục 01 PHIẾU KHẢO SÁT

Trong chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện công

tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh xăng dầu Lạng sơn”. Chúng tôi muốn tìm hiểu

những suy nghĩ, nhận định của Anh/ Chị với tư cách là cán bộ công nhân viên của Chi nhánh về những công việc liên quan đến công tác tổ chức, quản trị nhân sự hiện nay của Chi nhánh.

Những trả lời của Anh/Chị theo những câu hỏi trong phiếu dưới đây hoàn toàn chỉ là dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu phân tích luận văn.

Phiếu trả lời không cần phải ghi tên. Rất mong sự cộng tác của Anh/Chị Câu 1: Một số thông tin riêng: + Tuổi của anh (chị):

□ Dưới 24 □ 25-40 □ 41-55 □ Trên 55 + Giới tính của anh (chị)

□ Nam □ Nữ

+ Anh (chị) cho biết công việc mà anh /chị đang thực hiện. □ Quản lý □ Chuyên viên nghiệp vụ □ Nhân viên bán hàng

+ Xin anh/chị hãy cho biết đã làm việc ở Công ty được mấy năm: □ Dưới 5 năm □ 5 đến 10 năm

□ 11 - dưới 15 năm □ trên 15 năm + Bằng cấp chuyên môn

□ Đại học □ Cao đẳng □ Trung cấp □ Sơ cấp + Chuyên ngành đào tạo

□ Quản trị kinh doanh □ Tài chính, kế toán □ Kinh tế □ Khoa học cơ bản □ Nghiệp vụ xăng dầu. □ Ngành nghề khác Câu 2: Anh (chị) được vào làm việc tại Chi nhánh trong trường hợp nào?

□ Tuyển dụng qua thi tuyển. □ Xét tuyển

□ Có □ Chưa phù hợp lắm □ Không phù hợp

Nếu chưa phù hợp hoặc không phù hợp thì vì những lý do nào dưới đây ? Hãy đánh dấu ( x ) theo mức độ quan trọng của từng nguyên nhân từ 1 đến 5.

Ghi chú: 1: Không quan trọng; 2: Quan trọng; 3: Khá quan trọng; 4: Rất quan trọng; 5: Đặt biệt quan trọng.

TT Nguyên nhân đánh giá Kết quả đánh giá

1 2 3 4 5

1 Không phù hợp với sở trường, năng lực làm việc

2 Không đúng ngành nghề được đào tạo

3 Không đủ sức khoẻ để hoàn thành công việc được giao

4 Nguyên nhân khác: ………

Câu 4: Anh (chị) hiện đã thực hiện công việc theo đúng chức trách nhiệm vụ của bản thân chưa.

□ Đã thực hiện tốt □ Thực hiện chưa đầy đủ □ Chưa thực hiện

Nếu thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa thực hiện thì do những nguyên nhân nào đưới đây? Hãy đánh dấu ( x ) theo mức độ quan trọng tăng dần của từng nguyên nhân từ 1 đến 5.

Ghi chú: 1: Không quan trọng; 2: Quan trọng; 3: Khá quan trọng; 4: Rất quan trọng; 5: Đặt biệt quan trọng.

TT Nguyên nhân đánh giá Kết quả đánh giá

1 2 3 4 5

1 Không thích công việc đang làm

2 Chưa được đào tạo đúng chuyên ngành nghề làm việc

3 Lương và chế độ đãi ngộ không thoả đáng

4 Do năng lực chuyên môn kém, không được đào tạobồi dưỡng

5 Nguyên nhân khác ………

Câu 5: Lần được lên lương gần nhất của anh chị là năm nào? □ 2003 □ 2004 □ 2005 □ 2006 □ 2007

Lý do không (hoặc lâu) được nâng lương: □ Do vi phạm kỷ luật.

□ Do chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. □ Do Công ty chưa có chủ trương tăng lương.

□ Nguyên nhân khác: ………..

Câu 6: Theo anh (chị) thu nhập hiện nay Chi nhánh trả cho Cán bộ, nhân viên so với mặt bằng chung xã hội như thế nào ?

□ Cao hơn □ Bằng □ Thấp hơn

Câu 7: Anh (chị) có thường xuyên được đào tạo, bổ sung những kiến thức liên quan đến ngành nghề hay không?

□ Có thường xuyên □ Không thường xuyên

Theo anh (chị) việc đào tạo, bổ sung kiến thức nghành nghề cho cán bộ, nhân viên của côngty hiện nay nên như thế nào? Hãy đánh dấu ( x ) theo mức độ quan trọng tăng dần của từng nguyên nhân từ 1 đến 5.

Ghi chú: 1: Không quan trọng; 2: Quan trọng; 3: Khá quan trọng; 4: Rất quan trọng; 5: Đặt biệt quan trọng.

TT Nguyên nhân đánh giá Kết quả đánh giá

1 2 3 4 5

1 Nên thường xuyên kiểm tra uốn nắn chuyên môn cho

nhân viên

2 Nên thường xuyên cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 3 Cán bộ quản lý cần phải xây dựng chương trình đào tạo

các chức danh công việc phù hợp với vị trí công tác

4 Nên mời các chuyên gia tham gia mở các lớp tập huấn đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu

5 Nguyên nhân khác: ………

Câu 8: Anh (chị) đánh giá thế nào về năng lực quản lý của cán bộ quản lý của Chi nhánh . □ Tốt □ Chưa được tốt □ Yếu kém

Nếu chưa tốt thì do những nguyên nhân nào dưới đây. Hãy đánh dấu (x) theo mức độ quan trọng tăng dần của từng nguyên nhân từ 1 đến 5.

4: Rất quan trọng; 5: Đặt biệt quan trọng.

TT Nguyên nhân đánh giá Kết quả đánh giá

1 2 3 4 5

1 Lãnh đạo thiếu kiểm tra, kiểm soát

2 Chưa được đào tạo đúng chuyên ngành

3 Lãnh đạo thiếu năng lực chuyên môn

4 Xử lý sai phạm không nghiêm

5 Lãnh đạo không đủ uy tín

6 Nguyên nhân khác:………..

Câu 9: Anh chị đánh giá như thế nào về việc bố trí vị trí công tác của mình ? □ Khách quan □ Chưa khách quan lắm □ Chủ quan

Nếu chưa khách quan hoặc chủ quan thị vì những nguyên nhân nào đưới đây ? Hãy đánh dấu ( x ) theo mức độ quan trọng tăng dần của từng nguyên nhân từ 1 đến 5.

Ghi chú: 1: Không quan trọng; 2: Quang trọng; 3: Khá quan trọng; 4: Rất quan trọng; 5: Đặt biệt quan trọng.

TT Nguyên nhân đánh giá Kết quả đánh giá

1 2 3 4 5

1 Bố trí theo cảm tính

2 Bốtrí do thiều người

3 Bố trí theo áp lực khác ( từ cấp trên, ban bè …)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh xăng dầu lạng sơn (Trang 107 - 113)