Khái niệm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 34 - 37)

B. NỘI DUNG

1.4.1 Khái niệm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5 –6 tuổi

➢ Khái niệm kỹ năng

Xem xét kĩ năng từ góc độ không đơn thuần chỉ là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện của năng lực, của chủ thể hành động và nhấn mạnh đến kết quả của hành động.

Các tác giả K.K. Platonop và G.G. Golubev cho rằng: Kĩ năng là năng lực của con người trong thực hiện công việc có kết quả là một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời hợp gian tương ứng.

X.I. Kiêgop cho rằng: “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống các hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hệ thống này”.

Theo P.A. Rudich: “Kĩ năng là tác động mà cở sở của nó sở của nó là vận dụng thực tế của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong mọi hình thức hoạt động cụ thể”.

H.D. Levitov thì cho rằng, kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.

Theo Xavier Roegiers: Kĩ năng là khả năng thực hiện một cái gì đó. Đó là một hoạt động được thực hiện.

Theo Vũ Dũng: “Kĩ năng là năng lực vận động có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để hực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu.

Các nhà tâm lý học Việt Nam như Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành… cho rằng kĩ năng là một mặt năng lực do con người thực hiện một công việc có hiệu quả.

Như vậy, hai quan điểm này tuy về hình thức diễn đạt có vẻ khác nhau nhưng thực chất chúng không hoàn toàn mâu thuẫn hay loại trừ nhau. Dù theo quan điểm nào thì khi nói đến kĩ năng chúng ta phải quán triệt một số điểm sau:

- Mọi kĩ năng đều dựa trên cơ sở của tri thức, muốn hành động, muốn thao tác trước hết phải có kiến thức về nó dù cho tri thức có thể ẩn chứa nhiều dạng khác nhau.

- Nói kĩ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức khi hành động, thao tác kĩ năng con người luôn hình dung tới kết quả đạt tới.

- Để có kĩ năng con người cũng phải biết cách thực hiện hành động trong những điều kiện cụ thể và hành động theo quy định với sự tập luyện nhất định.

- Kĩ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người. Nó thể hiện cụ thể ở năng lực.

Từ phân tích trên khái niệm kỹ năng có thể hiểu:

Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động, công việc nào đó dựa trên cơ sở nắm vững phương thức thưc hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã phù hợp với điều kiện nhất định. Như vậy kĩ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật hành động mà nó còn là biểu hiện của năng lực cá nhân.

➢ Khái niệm kỹ năng thoát hiểm

Kĩ năng thoát hiểm là kĩ năng thuộc về kĩ năng sống nhằm hướng đến mục tiêu sinh tồn. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đưa ra định nghĩa: “Kĩ năng thoát hiểm” là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) để tự bảo vệ người khác trước mọi tình huống có nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh. Rèn luyện “kĩ năng thoát hiểm” giúp bổ sung kiến thức, kĩ năng cho mọi người, đặc biệt là trẻ mầm non. Trong cuộc sống, các tình huống nguy hiểm diễn ra bất ngờ, đa dạng về thời gian, không gian, tính chất. Do đó có nhiều các kĩ năng thoát hiểm khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà cần dạy cho trẻ những kĩ năng thoát hiểm cần thiết.

Trong những tình huống nguy hiểm thì sự sống còn là quan trọng nhất. Việc dạy kĩ năng thoát hiểm cho trẻ nói chung và trẻ em mầm non nói riêng sẽ trang bị cho các em những kĩ năng cơ bản ứng phó với những nguy hiểm trong đời sống hằng ngày mà các em có nguy cơ gặp phải và đó là một việc làm vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn phù hợp để giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này thích tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh. Chính vì điều đó mà cần giáo dục để trẻ có được những kiến thức và kinh nghiệm sống, kĩ năng để phòng tránh các tình huống nguy hiểm một cách tốt nhất.

- Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường hoảng loạn khẩn cấp. + Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường khoảng loạn khẩn cấp. - Kỹ năng thoát hiểm khỏi thiên tai.

+ Kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi bị ngật lụt, sạt lở, động đất.. + Kỹ năng phòng tránh, thoát hiểm khi bị đuối nước.

- Kỹ năng thoát hiểm khỏi tai nạn.

+ Kỹ năng thoát hiểm khi bị kẹt trong ô tô. - Kỹ năng thoát hiểm khỏi xâm hại cơ thể.

+ Kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi bị xâm hại và bắt cóc. + Kỹ năng thoát hiểm khi gặp người lạ. + Kỹ năng thoát hiểm khi gặp người lạ.

+ Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt cóc, tống tiền.

➢ Khái niệm phát triển kỹ năng thoát hiểm

Phát triển kĩ năng thoát hiểm là dựa trên những kiến thức mà trẻ đã học, hiểu biết về thoát hiểm, làm thế nào để phòng tránh và thoát ra khỏi những nơi nguy hiểm để bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh. Thông qua những kiến thức trẻ đã học được để rèn luyện, lặp đi lặp lại nhiều lần để trở thành những kỹ năng thoát hiểm giúp trẻ tự bảo vệ bản thân mìn.h trước những tình huống nguy hiểm.

1.4.1.1 Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường hoảng loạn khẩn cấp.

- Kỹ năng thoát hiểm khỏi môi trường hoảng loạn khẩn cấp là trẻ biết vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm mà trẻ đã học để thoát ra khỏi những nơi đông người, có môi trường đang hỗn loạn ví dụ như: bị mắc kẹt giữa đám đông đang di chuyển, bị mắc kẹt trong hỏa hoạn, …

1.4.1.2 Kỹ năng thoát hiểm khỏi thiên tai.

- Kỹ năng phòng tránh, thoát hiểm khi bị đuối nước.

Do điều kiện nước ta nhiều sông, ngòi, ao hồ nên việc ngăn cấm trẻ em tiếp xúc với các nguy cơ gây đuối nước là rất khó. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng, gia đình, các tổ chức xã hội cần có nhiều biện pháp đồng bộ để phòng tránh đuối nước cho trẻ em, đảm bảo cho các em được an toàn. Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam do tai nạn thương tích. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước.

Trong đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5-14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực.

Công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em đã có chuyển biến tích cực, nhưng phần lớn vẫn dừng lại ở các văn bản chỉ đạo. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ vẫn còn hạn chế. Việc dạy bơi cho trẻ gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên dạy bơi và thiếu bể bơi, đặc biệt là các xã nghèo, vùng khó khăn. Môi trường sống vẫn còn nhiều nguy cơ gây đuối nước, vẫn còn nơi nước sâu nguy hiểm chưa có biển báo, rào chắn, làm trẻ ngã xuống bị tử vong...Vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ năng phòng chống, thoát hiểm khi bị đuối nước là một điều hết sức cần thiết đối với trẻ.

Kỹ năng phòng chống, thoát khiểm khi bị đuổi nước là trẻ có khả năng vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm mà trẻ đã học được để tránh nguy hiểm khi bị đuối nước như: biết cách xuống nước như thế nào, có kỹ năng mặc áo phao, biết cách xử lí các TH như bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, dòng chảy xa bờ, …

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)