- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền
2.1 Khái quát quá trình điều tra thực trạng
2.1.1 Mục đích điều tra.
Dựa trên cơ sở lý luận, tôi tiến hành điều tra thực tiễn nhằm mô tả, đánh giá và phân tích thực trạng của việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay.
2.1.2 Đối tượng điều tra.
- Tôi tiến hành điều tra thực trạng về việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH với 30 GV lớp MG 5 – 6 tuổi tại trường MN: Trường MN 1/6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
- Việc điều tra thực trạng việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi được tôi tiến hành trên 74 trẻ thuộc các lớp 5 – 6 tuổi tại hai trường MN: Trường MN 1 /6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
2.1.3 Nội dung điều tra.
- Nhận thức của giáo viên về KNTH và thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5-6 tuổi.
- Khảo sát thực trạng việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 -6 tuổi. - Khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.
2.1.4 Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 3 đến tháng 4 2.1.5 Phương pháp điều tra. 2.1.5 Phương pháp điều tra.
*Phương pháp quan sát:
Tiến hành QS, dự giờ trực tiếp các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề của trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn TP Đà Nẵng. Nhằm ghi chép đầy đủ các biện pháp, các TH mà GV thiết kế cũng như mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi.
*Phương pháp thực nghiệm:
Sử dụng các tình huống để điều tra mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi. *Phương pháp trò chuyện, đàm thoại:
+ Trao đổi với các giáo viên về hoạt động giáo dục nhằm giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động hằng ngày
+ Trò chuyện với trẻ 5 – 6 tuổi qua các hoạt động hằng ngày để tìm hiểu mức độ phát triển các kĩ năng thoát hiểm cho trẻ trong các hoạt động giáo dục nói chung và kĩ năng thoát hiểm thông qua hoạt động hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời nói riêng.
*Phương pháp điều tra bằng phiếu:
+Đối với giáo viên: (Điều tra bằng phiếu Anket) Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng giáo dục, phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. Từ đó, đánh giá thực trạng và làm cơ sở để thiết kế các tình huống phù hợp giúp trẻ phát triển kĩ năng thoát hiểm.
+ Đối với trẻ: (Điều tra bằng phiếu hình ảnh) Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng kĩ năng thoát hiểm mà trẻ có để từ đó thiết kế tình huống phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.
- Điều tra dựa trên phiếu khảo sát. Lấy ý kiến từ các giáo viên mầm non ở trường mầm non 1/ 6 và trường mầm non Họa Mi thuộc Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
+ Mục đích:
Sử dụng phương pháp này nhằm khái quát chính xác thực trạng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời ở các trường mầm non.
+ Quá trình tiến hành: Xây dựng phiếu điều tra:
Mở đầu phiếu chúng tôi trình bày rõ mục đích của cuộc điều tra. Chúng tôi đưa ra những câu hỏi nhằm ghi nhận đánh giá của giáo viên về thực trạng thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động hằng ngày ở các trường mầm non.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phải thu được những câu trả lời khách quan, trung thực của đối tượng. Do vậy, các câu hỏi chúng tôi đưa ra đều đúng trọng tâm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vừa tạo điều kiện cho đối tượng trả lời thoải mái, trung thực.
+ Cách tiến hành: Phát phiếu cho các giáo viên ở trường mầm non 1 – 6 và trường mầm non Cô Tiên Xanh. Yêu cầu các giáo viên đánh giá vào câu trả lời đúng, phù hợp với thực tế. Các câu hỏi được sắp xếp như sau:
- Câu 1 đến câu 3: Làm rõ nhận thức của GV về khái niệm KNTH và việc phát triển KNTH cho trẻ.
- Câu 4 và câu 5: Làm rõ nhận thức của GV về thiết kế TH, hướng thiết kế và các nguyên tắc khi thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Câu 6 đến câu 8: Làm rõ mức độ, mục đích, vai trò của thiết kế tình huống đối với sự phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Câu 9 đến câu 11: Điều tra cách thức tổ chức, lồng ghép các tình huống trong việc giáo dục KNTH cho trẻ.
- Câu 12: Điều tra quy trình thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Câu 13 và câu 14: Điều tra những khó khăn, thuận lợi của GV khi thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5-6 tuổi.
- Câu 15: Điều tra mức độ hiệu quả của việc thiết kế TH nhằm phát KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày.
*Phương pháp so sánh: So sánh kết quả trước và sau khi tổ chức thực nghiệm tình huống nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ.
*Phương pháp xử lí số liệu: Kết quả nghiên cứu thực tiễn được tính toán và xử lý bằng toán thống kê trên phần mềm SPSS. Các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận.
2.1.6 Tiêu chí và thang đánh giá
- Tiêu chí 1: Trẻ nhận biết tình huống có vấn đề và biết sử dụng các kĩ năng để giải quyết TH.
+ Mức độ 1: Trẻ nhận biết TH có vấn đề và biết sử dụng các KNTH để giải quyết TH. (5 điểm)
+ Mức độ 2: Trẻ nhận biết được tình huống có vấn đề khi cô giáo đưa ra TH, và biết cách giải quyết TH có vấn đề. (4 điểm)
+ Mức độ 3: Trẻ nhận biết được TH có vấn đề nhưng không biết cách giải quyết TH. (3 điểm)
+ Mức độ 4: Trẻ không nhận ra TH có vấn đề khi giáo viên nêu ra TH và không biết cách giải quyết TH. (1 điểm)
- Tiêu chí 2: Mức độ sử dụng các KNTH vào việc giải quyết TH khi trẻ gặp vấn đề giả định.
+ Mức độ 1: Trẻ biết phân tích TH để đưa cách giải quyết đúng, sử dụng các KNTH một cách thành thạo khi xử lí các TH có vấn đề. (10 điểm).
+ Mức độ 2: Trẻ có thể nhận biết cách sử dụng KNTH nào để giải quyết tình huống nhưng khi vận dụng vào thực hành thì trẻ còn hạn chế. (5 điểm)
+ Mức độ 3: Trẻ có thể nhận biết TH có vấn đề, nhưng không biết sử dụng KNTH nào để giải quyết TH. (2 điểm)
- Tiêu chí 3: Thời gian trẻ dùng để giải quyết TH khi gặp vấn đề giả định.
+ Mức độ 1: Trẻ giải quyết TH một cách nhanh chóng, so với thời gian dự định. (5 điểm)
+ Mức độ 2: Trẻ mất 2/3 thời gian mới giải quyết được TH có vấn đề. Dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn, trẻ thực hiện được nhiệm vụ trên TH thông qua hoạt đồng hằng ngày. (4 điểm)
+ Mức độ 3: Trẻ mất 1/2 thời gian mới giải quyết được TH có vấn đề. Trẻ thực hiện nhiệm vụ cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (3 điểm)
+ Mức độ 4: Trẻ mất 1/3 thời gian mới giải quyết được TH có vấn đề. Trẻ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (2 điểm)
+ Mức độ 5: Trẻ không thể sử dụng các KNTH để giải quyết TH có vấn đề ngay cả khi có sự giúp đỡ và gợi ý của cô và bạn. (1 điểm)
* Thang đánh giá
Dựa vào thang đo khoảng (Interval Scale) điểm trung bình được tính như sau: - Mức độ cao: Trẻ đạt được từ 16 đến 20 điểm
- Mức độ TB: Trẻ đạt được từ 8 đến 12 điểm
- Mức độ tương đối thấp: Trẻ đạt được 4 đến 8 điểm - Mức độ thấp: Trẻ đạt được dưới 0 – 4 điểm