Các nguyên tắc thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5 đến

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 70 - 71)

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

3.1 Các nguyên tắc thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ5 đến

5 đến 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.

- Đảm bảo được tính mục đích: Việc thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi phải thiết thực, hiệu quả để có thể đạt được mục tiêu do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Đảm bảo trẻ đạt được các kĩ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh.

- Đảm bảo tính hấp dẫn: việc thiết kế TH luôn gắn liền với nhu cầu cá nhân trẻ, tình huống phải mang tính hấp dẫn, lôi cuốn, không gây nhàm chán. Để giúp trẻ có thể phát triển kĩ năng, cách xử lí tình huống một cách khéo léo.

- Đảm bảo tính đa dạng: Việc thiết kế TH cho trẻ được thể hiện dưới nhiều hình thức để trẻ có thể học hỏi được nhiều kĩ năng, cách xử khác nhau.

- Đảm bảo tính sư phạm: các TH có nhiệm vụ hình thành, củng cố và phát triển KNTH chính xác, phù hợp với nội dung, lứa tuổi.

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất và tính toàn vẹn của quá trình giáo dục bằng cách phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể bên trong nhà trường (giáo viên), cũng như các chủ thể bên ngoài nhà trường (gia đình, xã hội) theo một kế hoạch, chương trình giáo dục thống nhất về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và phương tiện giáo dục, phát huy những mặt mạnh của chủ thể giáo dục. Qua đó ta thấy nhà trường, gia đình và xã hội là ba lực lượng không thể thiếu trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Ba lực lượng trên phải thống nhất trong mục đích giáo dục, cùng hỗ trợ và tác động để giúp học sinh đạt được mục đích đó. Mặt khác nếu không thực hiện nguyên tắc này, tức là không kết hợp ba lực lượng trên trong hoạt động giáo dục thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “ông nói gà, bà nói vịt”. Ví dụ như nhà trường giáo dục cho trẻ khi có hỏa hoạn thì thay vì các con mất thời gian để dập lửa thì các con hãy tìm cách để thoát khỏi đám cháy. Thế nhưng về nhà cha mẹ lại nói, khi có hỏa hoản các con hãy cố gắng dập lửa và thoát khỏi đám cháy thì trẻ

sẽ khó thống nhất được trong cách giải quyết của mình. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ của ba lực lượng trên sẽ giúp trẻ dễ dàng rút ra được cách thoát hiểm khi có sự cố xảy ra.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên: Công tác này đòi hỏi phải tiến hành một cách lâu dài, có hệ thống công tác giáo dục nhân cách và việc hình thành từng phẩm chất nói riêng, phải dựa vào những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kinh nghiệm sống của học sinh, phải thực hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên. Nội dung dạy học phải được xây dựng theo kiểu đồng tâm, mở rộng. Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi phẩm chất được hình thành phải luôn luôn củng cố, tập luyện, nâng cao nhiều lần. Cần phải giáo dục liên tục, thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc và do mọi người, qua mọi việc, kết hợp chặt chẽ trên lớp và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, gia đình và xã hội.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên là nhóm nguyên tắc chủ đạo mà chúng tôi hướng tới để thiết kế TH nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 ở trường mầm non.

- Dựa trên đặc trưng của việc phát triển KNTH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi: Căn cứ vào đặc điểm của trẻ MG 5 – 6 tuổi, đặc điểm quá trình thành KNTH của trẻ với nội dung, phương pháp, hình thức và các phương tiện phù hợp để thiết kế TH cho trẻ. Có như vậy các TH được thiết kế mới đảm bảo tính mục đích, phù hợp với lứa tuổi và sự hình thành cũng như phát triển KNTH của trẻ.

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống nhằm phát triển kỹ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động hằng ngày ở trường mầm non (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)