- Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền
3.5 Điều kiện để thực hiện cáctình huống và bài tập nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho
* Về phía nhà trường
Nhà trường là môi trường đầu tiên tạo điều kiện giúp trẻ có thể hình thành, rèn luyện và phát triển KNTH cho trẻ. Khi có một môi trường để trẻ thực hành và rèn luyện thì sẽ dễ dàng giúp trẻ tiếp kiến thức một cách dễ dàng.
➢ Ban giám hiệu:
-Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KNTH cho trẻ.
-Tạo điều kiên cũng như thường xuyên khuyến khích các giáo viên thiết kế các TH giúp trẻ rèn luyện và phát triển các KNTH.
➢ Giáo viên:
GVMN là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, là người chủ chốt trong việc giúp trẻ rèn luyện và phát triển KNTH. Để giúp trẻ có thể phát triển được KNTH thì GV cần đáp ứng những điều sau:
-Nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc phát triển KNTH cho trẻ.
- Luôn trao dồi kiến thức, kĩ năng về việc giáo dục, rèn luyện cũng như phát triển KNTH cho trẻ.
-Nhận thức rõ đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ, từ đó có để thiết kế các TH giúp trẻ phát triển các kĩ năng nói chung và KNTH nói riêng.
-Thiết kế các TH cần phải đảm bảo tính mục đích, yêu cầu, sáng tạo và phù hợp với nhận thức, khích thích sự hứng thú của trẻ.
-Giáo viên là người trực tiếp tổ chức các TH, hướng dẫn trẻ giải quyết các TH, vì vậy khi dẫn dắt các TH cần phải sáng tạo, hay và hấp dẫn thu hút sự hứng thú của trẻ, luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy trong quá trình giải quyết TH. Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình giảng dạy.
➢ Cơ sở vật chất:
-Không gian để trẻ hoạt động, giải quyết các TH cần phải rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, phù hợp với từng TH và đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì các TH để thoát hiểm thường yêu cầu nhiều cách xử lí khác nhau. Nên trong quá trình giáo dục, rèn luyện và phát triển KNTH cho trẻ, giáo viên cần lựa chọn nơi diễn ra TH sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra và có thể đảm bảo an toàn cho trẻ.
*Về phía gia đình
Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên, tác động thường xuyên đến mỗi người; là yếu tố đặt nền móng cho sự hình thành phát triển nhân cách. Ảnh hưởng của gia đình đến sự hình thành, phát triển KNTH Thể hiện chủ yếu ở môi trường tâm lý - xã hội của gia đình, ở thái độ của các thành viên trong gia đình đối với những hành vi mà mỗi cá nhân thể hiện và ở chính hành vi của cha mẹ, của người lớn. Tuy nhiên, những tác động này vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, tự phát, ngẫu nhiên mà nguyên nhân của nó là sự mâu thuẫn trong nội dung, phương pháp, nguyên tắc tác động của bố, mẹ, anh, chị, ông bà đến thành viên.
Vì vậy, tất cả mọi người trong gia đình cần có nhân thức đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển KNTH cho con mình. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, để từ đó có những biện pháp và sự quan tâm kịp thời về các KNTH của trẻ. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cần thống nhất cách giáo dục, rèn luyện trẻ tránh trường hợp một người giáo dục một kiểu vì như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao, mà còn làm ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
*Về phía trẻ
- Trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, có vốn kiến thức về KNTH nhất định, có tinh thần tham gia tích cực các hoạt động mà cô đề ra.
Để giúp trẻ phát triển được các KNTH thì cần phải có sự phối hợp giữa gia điình và nhà trường. Gia đình là nơi giáo dục nhân cách đầu tiên cho trẻ, là một đại bộ phận quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển KNTH. Vì vậy, nhà trường cần phải phối hợp với gia đình trẻ để thống nhất phương pháp giáo dục, rèn luyện sao cho đồng bộ và giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
Tiểu kết chương 3.
Trong chương 3, tôi đã nêu ra được các nguyên tắc, yêu cầu khi thiết kế TH cũng như đưa ra được quy trình thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tôi cũng đã thiết kế được TH theo quy trình đã đưa ra. Nêu được các điều kiện để thực hiện thiết kế TH toán học nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Khi thiết kế TH cần chú trọng, mỗi TH cần phải đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, đảm bảo được các yêu cầu về tính giáo dục, tính nguyên tắc, tính hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhận thức của trẻ, các TH cần thiết thực, phù hợp với khả năng giải quyết của trẻ.
Khi tổ chức các TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi, GV chính là người chủ chốt trong quá trình tổ chức TH, GV cũng là người thiết kế những TH dựa trên khả năng của trẻ để giúp trẻ phát triển KNTH đạt được hiệu quả cao. Trong quá trình tổ chức TH, GV là người tham gia cùng trẻ, hướng dẫn, bao quát trẻ, khuyến khích cũng như tuyên dương những bạn thực hiện tốt, hỗ trợ trẻ trong quá trình trẻ giải quyết TH.
Từ những nguyên tắc, yêu cầu, đặc điểm và vai trò của việc thiết kế TH đối với việc phát triển KNTH, tôi đã thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH, đảm bảo cho sự an toàn của trẻ và những người xung quanh.
Điều kiện để thiết kế các TH nhằm phát triển KNTH đạt được hiệu quả cao, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, phụ huynh và trẻ. Thống nhất cách giáo dục, rèn luyện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Thông qua các TH trẻ có thể phát triển nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng quan sát, kĩ năng giải quyết TH, kĩ năng tư duy – logic, kĩ năng nhận biết mối nguy hiểm, … cũng như giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ TÌNH HUỐNG, BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY 4.1.Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả thực tế của các tình huống, bài tập đối với sự phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 – 6 tuổi. Qua đó kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
4.2.Nội dung thực nghiệm
Cách thức thiết kế một số tình huống, bài tập nhằm phát triển kĩ năng thoát hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
4.3.Phương pháp thực nghiệm
-Quan sát cách trẻ xử lí các tình huống
-Thông qua cách trẻ xử lí các tình huống đánh giá
4.4.Thời gian thực nghiệm
Tháng 2 đến tháng 4
4.5.Đối tượng thực nghiệm
Tôi chọn trường mầm non trường MN1/6 thuộc địa bàn Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng để làm TN kiểm chứng cách thức thiết kế TH nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi mà tôi xây dựng. Đây là trường mầm non có cơ sở vật chất khá đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ từ chuẩn trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Trường MN 1/6 đều quan tâm đến việc phát triển các kĩ năng khác nhau cho trẻ. Vì vậy khả năng nhận thức cũng như khả năng xử lí TH của trẻ không chênh lệch nhau nhiều.
Tại trường mầm non 1/6, tôi chọn 1 lớp TN,1 lớp ĐC, theo những yêu cầu sau đây. - Trình độ giáo viên: Giáo viênlớp TN và lớp ĐC đều có trình độ Đại học hoặc Cao đẳng, với tuổi nghề trên 5 năm kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ trở lên.
- Trình độ trẻ: Mức độ xử lí TH thoát hiểm củalớp TN vàlớp ĐC là tương đương nhau. Cụ thể như sau:
+ Nhóm TN:
+ Nhóm ĐC:
ĐC : 37 trẻ lớp MG 5 – 6 tuổi (Lớn 1) trường MN 1/6
4.6 Cách tiến hành thực nghiệm.
Quá trình tiến hành TN được tôi tiến hành trong 3 giai đoạn, cụ thể các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Trước TN
-Tìm hiểu về mức độ thiết kế các TH cũng như việc phát triển KNTH cho trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC bằng cách cho trẻ giải quyết TH thoát hiểm.
-Tìm hiểu đặc điểm của GV về kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, những thuận lợi, khó khăn khi thiết kế TH nhằm giúp trẻ phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trên cơ sở đó, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của GV nhằm định hướng cách thiết kế và cách tiến hành TH trong các hoạt động ở trường MN cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí nhằm giúp trẻ phát triển KNTH một cách hiệu quả nhất.
-Tiến hành cung cấp cho GV của hai lớp TN về cách thức thiết kế TH, cũng như quy trình tiến hành TH và cách giải quyết TH sao cho phù hợp với trẻ.
Giai đoạn 2: Tiến hành TN:
-Đối với nhóm TN: tôi tiến hành tổ chức triển khai các nội dung TN cho nhóm trẻ TN. Sử dụng những TH mà tôi đã thiết kế để tổ chức cho trẻ giải quyết TH thoát hiểm nhằm phát triển KNTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trong quá trình TN tôi quan sát, đánh giá khả năng trẻ tiếp cận với TH và cách thức trẻ giải quyết TH. Cũng như sau khi trẻ thực hành giải quyết TH thì trẻ đã đặt được những gì thông qua quan sát hành vi của trẻ.
-Ở nhóm ĐC: trẻ ở nhóm ĐC, tôi tiến hành tổ chức triển khai các nội dung TN, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra TH cho trẻ giải quyết để đánh giá khả năng nhận thức của trẻ trong việc xử lí các TH thoát hiểm có vấn đề.
Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả TN:
Tôi tiến hành đánh giá, phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau TN để đánh giá mức độ, khả năng trẻ giải quyết những TH thoát hiểm có vấn đề nhằm phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Để đo được sự hiệu quả của các TH tôi đã sử dụng toán thống kê, phần mềm SPPSS để xử lí các kết quả và từ dó rút ra các kết luận.
4.7 Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm
Trong quá trình TN, sử dụng tiêu chí và thang đánh giá TN như đã nêu ở mục 2.1.6. Đồng thời quan sát, đánh giá dựa trên những hành vi của trẻ trong quá trình trẻ xử lí TH.
4.8 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
- Cách thu thập và xử lí thông tin:
+ Trong quá trình TN, tôi tiến hành quan sát, phân tích, tổng hợp, theo dõi việc tổ chức và cách thức trẻ giải quyết TH trước và sau khi thực hành TH bằng các phiếu đánh giá mức độ xử lí TH.
+ Tiến hành đo mức độ phát triển KNTH theo tiêu chí và thang đánh giá đã được xây dựng ở mục 2.1.6
- Phương pháp xử lí kết quả TN:
Tôi sử dụng hệ thống các TH nhằm kiểm tra mức độ KNTH của trẻ, đánh giá theo các tiêu chí đã được xây dựng, sử dụng một số công thức toán học, phần mềm SPSS trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non để đánh giá hiệu quả việc sử dụng TH đã thiết kế, cũng như nhằm so sánh sự khác biệt kết quả mức độ KNTH của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau khi tiến hành TN.
4.9. Kết quả TN
4.9.1. Kết quả đo đầu vào trước khi thí nghiệm.
4.9.1.1. Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN ĐC và TN trước khi tiến hành TN
Trước khi tiến hành TN, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi theo 3 tiêu chí bằng các TH tôi đã sử dụng ở phần khảo sát thực trạng. Kết quả như sau:
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN trước TN
Nhóm Số trẻ
Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN trước TN
Thấp TĐT Trung bình TĐC Cao
SL % SL % SL % SL % SL %
ĐC 37 5 13.5 8 21.6 10 27.0 10 27.0 4 10.8
TN 37 4 10.8 7 18.9 12 32.4 9 24.3 5 13.5
Biểu đồ 4.1 Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN trước TN
Dựa vào kết quả hiển thị ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng ta thấy rằng mức độ phát triển của nhóm TN và nhóm ĐC thì gần như giống nhau.
Đối với nhóm ĐC thì MĐ phát triển tập trung chủ yếu vào MĐ TB với số lượng 15 chiếm 40.5% và MĐ TĐC với số lượng trẻ 12 chiếm 32.4%. Qua đây chúng ta thấy được rằng hầu hết tất cả các trẻ đều đã có kiến thức về KNTH những chưa được thực hành, luyện tập nhiều. Đối với MĐ thấp, số lượng trẻ 5 chiếm 13.5% so với tổng số trẻ; MĐ TĐT, số lượng trẻ 6 chiếm 16.2%. Qua đây chúng ta thấy được rằng số lượng trẻ
0 5 10 15 20 25 30 35 SL % SL % SL % SL % SL % Thấp TĐT Trung bình TĐC Cao
Biểu đồ 4.1 Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN trước TN
đạt MĐ thấp và MĐ TĐT còn chiếm số lượng nhiều, hầu hết các trẻ này đều bị ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài, chưa tập trung vào việc giải quyết các TH, kiến thức về KNTH của trẻ còn hạn chế. MĐ Cao ở nhóm ĐC có số lượng trẻ 8 chiếm 21.6%, đây là những trẻ có kiến thức KNTH khá ổn định, trẻ tập trung, chú ý vào việc giải quyết TH.
Đối với nhóm TN thì MĐ phát triển cũng tập trung vào MĐ TB với số lượng trẻ 16 chiếm 43.2% và MĐ TĐC với số lượng trẻ 13 chiếm 35.1% trên tổng số trẻ. Đối với những trẻ này, trẻ có kiến thức, KNTH khá ổn, trẻ thường tập trung chú ý vào việc giải quyết TH, nhưng còn hạn chế về mặt thực hành. Đối với MĐ TĐT cũng chiếm số lượng cao trong tổng số trẻ với số lượng 7 chiếm 18.9%, những trẻ này có hiểu hiện tập trung chú ý trong việc giải quyết TH, nhưng không biết cách áp dụng vào thực hành; Đối với MĐ Thấp, số lượng 3 trẻ chiếm 8.1%, những trẻ này thường không chú ý vào việc giải quyết TH, trong quá trình trẻ thực hành có sự giúp đỡ của cô và bạn nhưng trẻ vẫn không tập trung chú ý. Đối với MĐ Cao với số lượng 7 trẻ chiếm 18.9% trong tổng số trẻ. Những trẻ này thường có biểu hiện tập trung chú ý vào việc giải quyết TH, khi có sự giúp đỡ của cô thì trẻ giải quyết TH nhanh.
4.9.1.2. Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5-6 tuổi thông qua các TH trên nhóm TN.
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi trước TN và sau TN.
Nhóm Số trẻ
Mức độ phát triển KNTH của trẻ 5 – 6 tuổi trước TN và sau TN Thấp TĐT Trung bình TĐC Cao SL % SL % SL % SL % SL % Trước TN 37 3 8,1 9 24,3 15 40,5 6 16,2 4 10,8 Sau TN 37 0 0 10 27 9 10 13 35,1 8 21,6
Dựa và kết quả thể hiện ở bảng 4.2 chúng ta thấy được rằng có sự khác biệt rõ riệt trước TN và sau TN. Số lượng trẻ phát triển KNTH tăng cao hơn, đối với trẻ đạt MĐ TĐC tăng lên nhiều hơn so với trước TN từ 6 trẻ lên 13 trẻ, lúc này trẻ đã tập trung chú ý giải quyết TH. Sau TN không còn trẻ đạt MĐ thấp, trẻ đã tập trung chú ý hơn vào việc giải quyết TH và biết
cách xử lí TH. Đối với trẻ có MĐ phát triển cao cũng tăng lên so với trước TN. Để trẻ có thể phát triển KNTH một cách hiệu quả hơn nữa thì chúng ta cần thường xuyên cho trẻ luyện tập